Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 02:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Kiểm soát, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Thứ sáu, 23/05/2025 06:05

TMO - Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản. Các biện pháp đồng bộ đang được triển khai để hướng tới nền nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Lắk, giá trị tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý 1/2025 của địa phương đạt 105,14% (tăng 5,14% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn 1,11% so với mức tăng 4,03% của quý 1/2024). Đặc biệt, lĩnh vực trồng trọt có những bước tiến vượt bậc: diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025 vượt kế hoạch, đạt 69.360 ha (bằng 110,1% kế hoạch) và tăng 5,75% (tương đương tăng trên 3.700 ha) so với cùng kỳ năm 2024.

Về cây lâu năm, đặc biệt là các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu...) và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao tiếp tục được mở rộng, với tổng diện tích 373.772 ha, tăng 4,3% (tương đương tăng trên 15.000 ha) so với cùng kỳ năm 2024.

Về chăn nuôi, tổng đàn vật nuôi đạt khoảng 18,77 triệu con, tăng 21,3% (tương đương tăng trên 3 triệu con) so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng thịt hơi đạt 83.197 tấn, tăng 25,49% (tương đương khoảng 17.000 tấn) và sản lượng trứng đạt 97 triệu quả, tăng 2,65% (tương đương khoảng 2,5 triệu quả) so với cùng kỳ năm 2024.

Lĩnh vực thủy sản cũng có những đóng góp tích cực với sản lượng nuôi trồng ước đạt 4.110 tấn, tăng 7% (tương đương 274 tấn) so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, trong quý 1/2025, tỉnh đã xuất bán thủy sản có giá trị kinh tế cao (cá tầm) đạt khoảng 17 tỷ đồng.

Với những kết quả trên cho thấy, Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk, đóng góp 36,8% tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu nông sản, đặc biệt là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, sầu riêng chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Ngành nông nghiệp cũng giải quyết việc làm cho gần 70% lao động địa phương…

Cùng với việc đẩy mạnh diện tích trồng trọt, chăn nuôi, hiện nay để phát triển kinh tế cho người nông dân, mở rộng thị trường tiêu thụ, Đắk Lắk còn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản. Nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk đã phân giao cụ thể nhiệm vụ quản lý cho các chi cục chuyên ngành, bảo đảm quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức. Giai đoạn 2022 - 2024, đã tổ chức 251 lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi thú y, với 10.475 lượt người tham gia và 15 hội nghị tuyên truyền về ATTP nông lâm thủy sản, với 450 lượt người tham gia… Đến nay, Đắk Lắk có 616 cơ sở được cấp giấy chứng nhận ATTP ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Việc xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được các cấp, các ngành cũng như các DN, HTX, nông dân trên địa bàn tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả nhất định, góp phần không nhỏ trong việc quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngành nông nghiệp Đắk Lắk cũng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa nông, lâm, thuỷ sản.

Sầu riêng là một trong số những nông sản chủ lực của tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: CT). 

Hiện toàn tỉnh đã xây dựng được 123 chuỗi liên kết do các cấp chính quyền thực hiện, ngoài ra còn có khoảng 10 chuỗi do doanh nghiệp (DN) và người nông dân tự liên kết. Toàn tỉnh cũng có khoảng 150 HTX nông nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với DN; có khoảng 34 DN và 276 trang trại, gia trại tham gia liên kết với nhau; số hộ nông dân tham gia liên kết khoảng 15.525 hộ; có 5 tổ chức khoa học tham gia liên kết.

Trong năm 2024 và 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra 100 cơ sở, xử phạt 10 cơ sở vi phạm với số tiền vi phạm gần 195 triệu đồng... Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác quản lý chất lượng, ATTP tại Đắk Lắk vẫn còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ sản xuất theo chuỗi, theo tiêu chuẩn chứng nhận và có truy xuất nguồn gốc còn thấp;

Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tuân thủ đầy đủ quy định ATTP; việc kiểm tra, lấy mẫu tại các vùng sản xuất gặp khó khăn do người dân chưa hợp tác… Trong giai đoạn tiếp theo, các đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn sản phẩm nông, lâm, thủy sản cũng được các cấp chính quyền chú trọng triển khai.

Trong đó, đặc biệt chú trọng các giải pháp phát triển vùng sản xuất an toàn, xây dựng hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị sản phẩm để kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào và đầu ra…

Đặc biệt, vấn đề kiểm soát dư lượng chất bảo vệ thực vật, nhất là chất cadimi và vàng O trên mặt hàng sầu riêng xuất khẩu được quan tâm bàn thảo nhằm tìm ra các giải pháp cấp bách, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc hiện nay khi mùa vụ sầu riêng Đắk Lắk bước vào thu hoạch và xuất khẩu…

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Lắk nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng các tiêu chuẩn về ATTP là yêu cầu bắt buộc và tất yếu.

Do đó, yêu cầu các ngành, đơn vị liên quan và các địa phương phối hợp đồng bộ để tháo gỡ những tồn tại, hạn chế hiện nay trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh chuỗi liên kết, trong đó lấy DN làm trung tâm để đưa nông sản Đắk Lắk bước ra thị trường toàn cầu.

Để nâng chất lượng và độ tin cậy về ATTP của Đắk Lắk, các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh công tác truyền thông các địa chỉ sản xuất, xuất khẩu nông sản bảo đảm chất lượng, có trách nhiệm để thông tin rộng rãi trong nước và nước ngoài, từ đó hướng tới phát triển ngành nông nghiệp Đắk Lắk hiệu quả, lâu dài trong giai đoạn tiếp theo…/.

 

Vũ Thắng

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline