Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 25/04/2025 16:04

Tin nóng

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 25/04/2025

Kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất

Thứ năm, 24/04/2025 06:04

TMO - Trước thực trạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề, tỉnh Bình Định đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm siết chặt công tác kiểm soát, giám sát môi trường, bảo đảm phát triển theo hướng bền vững.

Các cụm công nghiệp (CCN) và làng nghề tại Bình Định đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bảo tồn, phát huy giá trị các ngành nghề truyền thống của tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các CCN và làng nghề cũng phát sinh những tác động đến môi trường, ảnh hưởng nhất định đến đời sống và sản xuất của các khu dân cư lân cận. Theo thống kê của ngành chức năng, tại Khu Kinh tế Nhơn Hội - nơi có Khu công nghiệp (KCN) Nhơn Hội A và KCN Nhơn Hội B - mỗi ngày phát sinh lượng nước thải hơn 1.756 m3.

Trong đó, nước thải phát sinh từ các cơ sở nằm trong KCN Nhơn Hội A, KCN Nhơn Hội B và khu vực phía Tây Nam của Khu Kinh tế khoảng hơn 882 m3/ngày. Nước thải phát sinh tại các nhà máy, xưởng sản xuất nằm trong KCN Nhơn Hội được thu gom, xử lý đạt cấp độ B theo QCVN 40:2011/BTNMT. Lượng nước thải này được thu gom, xử lý tại nhà máy xử lý nước thải (XLNT) tập trung KCN Nhơn Hội với công suất 2.000 m3/ngày đêm; nước thải sau xử lý đạt cấp độ B theo QCVN 40:2011/BTNMT. Từ năm 2017, KCN Nhơn Hội A và KCN Nhơn Hội B cũng được lắp đặt trạm quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải và kết nối dữ liệu về Sở TN&MT (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) theo quy định.

Chủ đầu tư hạ tầng KCN Phú Tài, Long Mỹ cũng hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và kết nối dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường. Tương tự, 3 KCN còn lại là Becamex, Nhơn Hòa, Hòa Hội cũng được chủ đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung theo đúng quy định và hiệu quả xử lý nước thải đạt cấp độ A, B theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Ngoài ra, chủ đầu tư KCN Becamex và Nhơn Hòa đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, kết nối dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường đảm bảo quy định hiện hành.

Tại KCN Phú Tài và Long Mỹ, tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 385 m3/ngày đêm và được thu gom, xử lý tại hệ thống XLNT tập trung có công suất 2.000 m3/ngày đêm; chất lượng nước thải sau xử lý đạt cấp độ A theo QCVN 40:2011/BTNMT. Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Nông nghiệp và Môi trường), cho hay, 7/7 KCN trên địa bàn tỉnh đều có hệ thống XLNT tập trung và vận hành thường xuyên, ổn định, hiệu quả.

Các cụm, KCN tại Bình Định chú trọng lắp đặt hệ thống quan trắc, xử lý nước thải tự động. 

Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chủ đầu tư các dự án thứ cấp đang hoạt động tại các khu đô thị, du lịch, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài KCN trên địa bàn tỉnh đều hoàn thành việc xây dựng hệ thống XLNT tập trung theo quy hoạch được cơ quan chức năng phê duyệt và XLNT đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường hiện hành.

Đối với các dự án du lịch ven biển trên địa bàn tỉnh, nước thải được xử lý đạt quy chuẩn, phù hợp với mục đích tưới cây xanh và được chủ đầu tư tái sử dụng để tưới cây. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 37 cụm công nghiệp (CCN) và 38 làng nghề đang hoạt động. Để tăng cường công tác quản lý môi trường đối với các CCN, các sở, ngành liên quan của tỉnh và chính quyền các địa phương thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng CCN triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường (BVMT).

Trong đó, tập trung yêu cầu chủ đầu tư các CCN xây dựng phương án XLNT, hoàn thành hồ sơ môi trường và hạ tầng BVMT theo đúng quy định. Lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TX An Nhơn - đơn vị được giao quản lý các CCN do UBND TX An Nhơn đầu tư xây dựng hạ tầng, cho biết, TX An Nhơn đang triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật dùng chung như hệ thống giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng công cộng; thu gom và XLNT, chất thải rắn tại CCN Bình Định (phường Bình Định), Nhơn Hòa (phường Nhơn Hòa) và Thanh Liêm (xã Nhơn An).

Qua đó, đảm bảo các điều kiện, yêu cầu về BVMT; kiểm soát các cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp BVMT, tiến tới thực hiện quan trắc tự động để kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các CCN. Đối với các làng nghề, lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động chế biến thực phẩm như bún, bánh và thường được các hộ làm nghề tái sử dụng phục vụ chăn nuôi.

Riêng làng nghề bún tươi Ngãi Chánh (xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn) đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung với công suất 120 m3/ngày đêm. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, nhìn nhận, quá trình hoạt động, các hộ tại các làng nghề đều tuân thủ quy định về BVMT. Các làng nghề đều có phương án BVMT và thành lập các tổ tự quản BVMT theo quy định. Công tác thu gom, XLNT, rác thải được đảm bảo; không có tình trạng xả thải bừa bãi, gây ảnh hưởng môi trường.

Đến cuối năm 2024, trên địa bàn tỉnh không còn cơ sở thuộc diện đối tượng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý. Nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao ý thức người dân, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 187/KH-UBND về việc bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể năm 2025, 90% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo theo quy định; tối đa 30% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom;

Bình Định phấn đấu đến 2030, 100% chất thải công nghiệp được xử lý, thu gom. 

100% chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động kinh doanh,dịch vụ, y tế,… được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứngyêu cầu về bảo vệ môi trường; 50% chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. 85% chất thải nhựa phát sinh được thu gom, tái sử dụng, táichế và xử lý; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanhdịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy;

100% trung tâm thương mại, siêu thị sử dụng túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường phục vụ cho mụcđích sinh hoạt. 24% nước thải sinh hoạt đô thị toàn tỉnh được thu gom và xử lý đảm bảo, trong đó thành phố Quy Nhơn đạt 50%.

Về quản lý làng nghề: 50% làng nghề đạt yêu cầu về thu gom và xử lý chất thải; 100% làng nghề đạt yêu cầu về thu gom và xử lý chất thải; 100% trang trại nuôi heo có quy mô lớn, 50% trang trại nuôi heo có quy mô vừa và nhỏ xây dựng hệ thống xử lýnước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật; 100% cơ sở chăn nuôi heo quy mô nông hộ có công trình biogas hoặc sử dụngcác biện pháp kỹ thuật khác xử lý chất thải chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Về quản lý môi trường công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp, 100% chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguyhại tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu,cụm công nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. 100% khu công nghiệp có hệ thống thu gom và xử lý nướcthải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Tầm nhìn đến năm 2030, 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo theo quy định; tối đa 10% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom; tỷ lệ chôn lấp không quá 10% đối với các dự án đầu tư mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Về quản lý làng nghề, cơ sở chăn nuôi, và quản lý môi trường công nghiệp, khu, CCN tiếp tục duy trì như năm 2025…/.

 

 

Quỳnh Trang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline