Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/07/2025 07:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Thứ sáu, 18/07/2025

Khủng hoảng nguồn nước đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

Thứ sáu, 18/10/2024 05:10

TMO - Tình trạng thiếu nước toàn cầu đe dọa an ninh lương thực và kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng tỷ người.

Ủy ban toàn cầu về Kinh tế tài nguyên nước (GCEW) vừa công bố báo cáo mới, đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu nước đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo, gần 3 tỷ người và hơn 50% sản lượng lương thực thế giới đang sinh sống tại các khu vực có lượng nước dự trữ đang giảm đáng kể. 

Theo GCEW, hiện một nửa dân số toàn cầu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, và con số này có thể tiếp tục gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu. Khoảng 2 tỷ người không có điều kiện tiếp cận nguồn nước uống an toàn, và 3,6 tỷ người thiếu các dịch vụ vệ sinh cơ bản. Đáng báo động, mỗi ngày có tới 1.000 trẻ em tử vong do không được tiếp cận nước sạch.

Khu vực Amazon đang trải qua đợt hạn hán chưa từng có. 

Báo cáo nhấn mạnh, vào cuối thập kỷ này, nhu cầu nước ngọt trên thế giới sẽ vượt xa nguồn cung thực tế tới 40%, đặt hệ thống cung cấp nước toàn cầu dưới sức ép “chưa từng có”. GCEW cảnh báo, nếu cuộc khủng hoảng nước không được giải quyết, đến năm 2050, kinh tế toàn cầu có thể giảm 8% GDP, trong khi ở các nước nghèo, con số này có thể lên tới 15%.

Ngoài ra, tình trạng thiếu nước sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Điều này thể hiện rõ qua tình trạng bất thường ở nhiều lưu vực sông lớn trên thế giới. Trong khi khu vực Amazon đang trải qua đợt hạn hán chưa từng có thì nhiều khu vực ở châu Âu và châu Á lại đang đối mặt với các trận lũ lụt nghiêm trọng.

Ủy ban Kinh tế nước toàn cầu cũng nhấn mạnh, các chính phủ cần hợp tác để thiết lập các mục tiêu chung về quản lý nguồn nước bền vững, đồng thời bảo đảm đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.

 

Tiến Đạt 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline