Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 13:01
Thứ năm, 25/04/2024 08:04
TMO - Hơn 282 triệu người ở 59 quốc gia và vùng lãnh thổ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng vào năm 2023.
Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực cho thấy: Khủng hoảng lương thực đã và đang trở thành một thách thức to lớn trong bối cảnh các cuộc xung đột trên toàn cầu ngày càng phức tạp, leo thang, trong khi thế giới đang liên tiếp chứng kiến các hiện tượng thời tiết cực đoan theo hướng nghiêm trọng hơn, với tần suất nhiều hơn. Mỗi ngày, hàng nghìn đứa trẻ tại Dải Gaza xếp hàng nhận thực ăn từ các đơn vị viện trợ lương thực.
Báo cáo chung của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Cơ quan Liên chính phủ về phát triển (IGAD) khu vực Đông Phi cho thấy, trong số 58 triệu người bị mất an ninh lương thực, có 30,5 triệu người đến từ sáu trong số tám quốc gia thành viên IGAD, gồm Djibouti, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda; số người còn lại đến từ Burundi, CH Trung Phi, CHDC Congo và Tanzania.
Theo FAO và IGAD, phần lớn người bị mất an ninh lương thực tập trung ở CHDC Congo với 23,4 triệu người, tiếp theo là Sudan với 17,7 triệu người. Hai tổ chức này nhấn mạnh, mức độ mất an ninh lương thực sau những trận mưa lớn và lũ lụt do hiện tượng khí hậu El Nino gây ra ở vùng Sừng châu Phi ngày càng trầm trọng.
Khoảng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng.
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng là xung đột và bạo lực. Đây là nguyên nhân chính ở 20 trong số 59 quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo, khiến số lượng người lớn nhất rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực. Nguyên nhân thứ hai là các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt,với nắng nóng kỷ lục do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino. Những cú sốc kinh tế là nguyên nhân quan trọng thứ ba. Ba yếu tố này đã có các tác động bổ sung và cùng nhau làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Năm quốc gia có số lượng người dân phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính ở mức độ cao nhất là Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria, Sudan, Afghanistan và Ethiopia, trong khi Palestine, Nam Sudan, Yemen, Cộng hòa Ả Rập Syria và Haiti có tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Trước các thách thức to lớn của khủng hoảng lương thực đến người dân toàn cầu, các quan chức, chuyên gia kêu gọi cần thay đổi cách tiếp cận, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, cho các hoạt động đảm bảo an ninh lương thực theo hướng hiệu quả, bền vững hơn.
Lê Chi
Bình luận