Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 10:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Khu vực Trung Đông đối mặt với khủng hoảng lương thực trầm trọng

Thứ ba, 12/03/2024 13:03

TMO - Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc cho biết Trung Đông đã bắt đầu tháng lễ Ramadan giữa lúc khu vực đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong những năm gần đây.

WFP nêu rõ 40 triệu trong tổng số 400 triệu người ở Trung Đông đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng. 11 triệu người trong số đó không thể đảm bảo đủ lương thực hằng ngày cho gia đình. Đặc biệt, WFP nhấn mạnh cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn biến phức tạp ở Dải Gaza, nơi toàn bộ dân số của dải đất ven Địa Trung Hải này đang cần được hỗ trợ lương thực, với hơn nửa triệu người phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng.

WFP nêu rõ 40 triệu trong tổng số 400 triệu người ở Trung Đông đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.  

Trong nhiều tháng qua, Dải Gaza nhận được chưa đến một nửa nguồn cung cấp lương thực cần thiết. Lạm phát cao ở các quốc gia như Liban, Ai Cập và Iran, cũng như hậu quả của các cuộc xung đột ở Syria và Yemen cùng các cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Gaza và Sudan đã "phá hủy" sự ổn định gần đây của giá lương thực trên toàn cầu. Giá lương thực và nhiên liệu đã tăng cao kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19. Cả hai nước này đều là những nước xuất khẩu ngũ cốc chủ chốt trên thế giới.

Giám đốc khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Đông Âu của WFP, bà Corinne Fleischer đánh giá tháng lễ Ramadan đã trở thành gánh nặng đối với hàng triệu người tại Trung Đông khi họ phải đối mặt với giá lương thực cao, trong khi thu nhập vẫn bấp bênh. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu về hòa bình và xung đột cho biết, xung đột vũ trang và hạn hán nằm trong những nguyên nhân lớn nhất gây mất an ninh lương thực, và những cú sốc này có thể phức tạp đến mức tác động tổng thể của chúng lớn hơn tổng tác động riêng lẻ. Người tị nạn bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực. Họ phải sống trong tình trạng tạm bợ và có thể phải chịu nhiều tác động hơn từ các cú sốc khí hậu như lũ lụt hoặc hạn hán.  

WFP nêu rõ các hoạt động cứu trợ nhằm giúp đỡ 30 triệu người tại Trung Đông đã bị cắt giảm do thiếu hụt kinh phí nghiêm trọng. Các nguồn viện trợ nhân đạo hạn chế đã khiến cuộc sống của hàng triệu người trong khu vực trở nên khó khăn hơn. Việc cắt giảm viện trợ có nguy cơ gây ra tình trạng mất an ninh lương thực.

 

 

Thu Trang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline