Hotline: 0941068156

Thứ tư, 26/02/2025 06:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ tư, 26/02/2025

Khu vực Nam Á đối diện nguy cơ thiếu nước trầm trọng

Thứ tư, 15/11/2023 07:11

TMO - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo, tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới trẻ em ở khu vực Nam Á.

Trong báo cáo mới, UNICEF cho biết có tới 347 triệu thanh thiếu niên dưới 18 tuổi sinh sống tại Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ở mức cao hoặc cực kỳ cao, con số cao nhất trong nhóm các khu vực được thống kê trên thế giới.

Trên thực tế, 8 quốc gia Nam Á (Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Maldives, Pakistan và Sri Lanka) là nơi sinh sống của hơn 1/4 trẻ em trên thế giới đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu như lũ lụt và hạn hán. Ước tính, có đến 55% trẻ em ở Nam Á bị ảnh hưởng bởi tình trạng khan hiếm nước - tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới.

Ấn Độ, nước đông dân nhất thế giới, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do khan hiếm nước. WB cho biết, mặc dù chiếm 18% dân số thế giới nhưng quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này chỉ có đủ nguồn nước sạch cho 4% người dân. Theo UNICEF, các bệnh dịch như tiêu chảy, dịch tả lây lan do nguồn nước sinh hoạt bẩn và tình trạng vệ sinh kém đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn trẻ em Ấn Độ mỗi năm.

Có đến 55% trẻ em ở Nam Á bị ảnh hưởng bởi tình trạng khan hiếm nước - tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới. 

Ngay sau khu vực Nam Á, khu vực Đông và Nam Phi sẽ những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất tiếp theo, với 130 triệu trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng. Báo cáo còn cho biết thêm rằng cứ 3 trẻ em thì có 1 trẻ - tương đương 739 triệu trẻ em trên toàn thế giới, đang sống ở những khu vực có tình trạng khan hiếm nước cao hoặc rất cao.

Biến đổi khí hậu được cho là nhân tố chính gây nên tình trạng khan hiếm nước, đặt thêm khoảng 35 triệu đứa trẻ khác trước nguy cơ bị tổn thương về căng thẳng nguồn nước vào năm 2050. UNICEF kêu gọi các bên hành động để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Trong đó, cần điều chỉnh các dịch vụ xã hội thiết yếu, trao quyền cho mọi trẻ em để trở thành người đấu tranh vì môi trường, thực hiện các thỏa thuận quốc tế về bền vững và biến đổi khí hậu, bao gồm việc giảm nhanh lượng khí thải.

Tiếp cận nước sạch là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang khiến hàng triệu trẻ em sinh sống tại các vùng ngập lụt, hạn hán thường phải đối mặt với nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt khác ở Nam Á thậm chí không có đủ nước uống. Tại hội nghị COP28 của Liên Hợp Quốc diễn ra vào tháng 12/2022 ở Dubai, UNICEF ​​cho biết sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo “bảo đảm một hành tinh có thể sống được” mà trong đó nước là vấn đề chủ chốt. Theo thống kê năm 2022, 45 triệu trẻ em ở Nam Á không được tiếp cận các dịch vụ nước sạch cơ bản, nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác.

 

 

Minh Vân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline