Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 03:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Khu vực Nam Á có chất lượng không khí kém nhất thế giới năm 2023

Thứ tư, 20/03/2024 07:03

TMO - Dữ liệu do IQAir - một tổ chức giám sát không khí của Thụy Sĩ cho thấy Pakistan vẫn là một trong ba quốc gia có nồng độ khói bụi cao nhất thế giới trong năm 2023.

Trong khi đó, Bangladesh và Ấn Độ thay thế Cộng hòa Chad và Iran trong top ba quốc gia có nồng độ khói bụi cao hơn khoảng 15 lần so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Báo cáo của IQAir dựa trên dữ liệu từ hơn 30.000 trạm giám sát ở 134 quốc gia và khu vực. Theo báo cáo, nồng độ trung bình bụi mịn PM2.5 hạt bụi nhỏ trong không khí có khả năng gây tổn thương phổi ở mức 79,9 microgam/m3 ở Bangladesh vào năm 2023 và 73,7 microgam ở Pakistan, cao hơn nhiều lần so với nồng độ do WHO khuyến nghị là không quá 5 microgam/m3.

Khu vực Nam Á có chất lượng không khí kém nhất thế giới năm 2023. 

Do tác động của điều kiện khí hậu và địa lý ở Nam Á, tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực này khiến nồng độ PM2.5 tăng mạnh, trong đó các yếu tố gây ô nhiễm hàng đầu là tập quán canh tác nông nghiệp, công nghiệp và mật độ dân số. Các chuyên gia cho biết khoảng 20% số ca tử vong sớm ở Bangladesh là do ô nhiễm không khí và các chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan chiếm tới 4-5% GDP của quốc gia Nam Á này. Ô nhiễm ở Ấn Độ cũng tăng trong năm 2023, với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao hơn khoảng 11 lần so với tiêu chuẩn của WHO.

New Delhi của Ấn Độ là thành phố có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao nhất với 92,7 microgam/ m3. Trung Quốc cũng chứng kiến nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng 6,3% lên 32,5 microgam vào năm 2023, sau 5 năm giảm liên tiếp. Chỉ có Australia, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland, Mauritius và New Zealand đáp ứng tiêu chuẩn của WHO trong năm 2023.

Theo Viện Chính sách năng lượng của Đại học Chicago (Mỹ), 39% các quốc gia trên thế giới không có hệ thống giám sát chất lượng không khí công cộng, dù những hệ thống này có lợi ích tiềm năng lớn trong khi chi phí tương đối thấp.

 

 

Minh Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline