Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 19:07

Tin nóng

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Thứ tư, 16/07/2025

Khu vực Đông Nam Á tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thứ ba, 20/05/2025 11:05

TMO - Các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á đang tăng cường biện pháp phòng chống dịch trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 đang có chiều hướng gia tăng.

Theo Bộ Y tế Malaysia (MOH), trung bình mỗi tuần nước này ghi nhận khoảng 600 ca nhiễm Covid-19. Dù không có ca tử vong nào liên quan tới Covid-19 từ đầu năm 2025, song nhà chức trách vẫn duy trì mức cảnh giác cao.

Bộ trưởng Y tế Malaysia cho biết, tiếp tục coi Covid-19 là bệnh truyền nhiễm cần báo cáo theo Luật Phòng chống dịch bệnh ban hành năm 1988. Toàn bộ cơ sở y tế công và tư phải thông báo kịp thời các ca nhiễm qua hệ thống điện tử của Bộ. Đồng thời, hệ thống giám sát tin đồn - vốn từng phát huy hiệu quả trong thời kỳ đỉnh dịch - cũng được tái kích hoạt để sàng lọc các báo cáo không chính thức từ người dân, truyền thông và các nguồn xác thực khác.

MOH khuyến cáo người dân, đặc biệt là các nhóm dễ tổn thương như người cao tuổi, người mắc bệnh nền, nên chủ động tiêm nhắc lại vaccine Covid-19. Ngoài ra, các cơ quan y tế địa phương được yêu cầu sẵn sàng phương án ứng phó linh hoạt, căn cứ theo đánh giá rủi ro do Trung tâm Ứng phó và Chuẩn bị Khủng hoảng Quốc gia (CPRC) thực hiện.

Các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh minh họa). 

Tại Campuchia, số ca mắc mới tuy thấp nhưng có dấu hiệu quay trở lại. Theo thông báo ngày 18/5 của Bộ Y tế nước này, chỉ trong một ngày đã ghi nhận 6 ca nhiễm mới trong cộng đồng. Theo Bộ Y tế nước này, biến thể JN.1 hiện đang lưu hành tại nhiều quốc gia, và khả năng xâm nhập vào Campuchia là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Bộ Y tế Campuchia tiếp tục tuyên truyền rộng rãi đến người dân về biện pháp phòng ngừa theo mô hình "3 không và 3 phòng". Trong đó, nhấn mạnh 3 điều không nên làm (không lơ là, không tụ tập, không hoảng loạn) và 3 điều cần làm (rửa tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách). 

Theo Trung tâm thông tin Covid-19 của Chính phủ Thái Lan, số ca mắc Covid-19 đã tăng vọt tại Thái Lan, với tổng cộng 71.067 ca nhiễm và 19 ca tử vong được báo cáo từ ngày 1/1 đến ngày 14/5/2025. Dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan trong tháng 1 và tháng 2 năm nay. Các triệu chứng nhiễm XEC bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác hoặc vị giác, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa.

Giới chức y tế Thái Lan cho biết nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chủ quan sau thời gian dài không có đợt dịch lớn, trong khi tỷ lệ tiêm nhắc lại vaccine tại nhiều tỉnh vẫn ở mức thấp. Chính phủ nước này đã yêu cầu các địa phương đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và truyền thông phòng dịch. Giới chức y tế nước này kêu gọi công chúng tiếp tục cảnh giác, theo dõi các triệu chứng, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang ở những nơi đông người. 

Singapore cũng đang khuyến khích người dân, đặc biệt là nhóm dễ tổn thương, tiêm nhắc lại vaccine mRNA phòng Covid-19. Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm (NCID) nước này cho biết mặc dù phần lớn ca nhiễm hiện nay có triệu chứng nhẹ, nhưng vẫn có nguy cơ gia tăng nhập viện nếu dịch lan rộng. 

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị các nước duy trì hệ thống giám sát Covid-19, tiếp tục tiêm vaccine cho nhóm nguy cơ cao, đồng thời sẵn sàng phương án phản ứng khi dịch quay trở lại.../.

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline