Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 20:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Khử mặn nước biển để ứng phó với khan hiếm nước

Thứ tư, 31/05/2023 07:05

TMO - Để ứng phó với tình trạng hạn hán, khan hiếm nước, thành phố Barcelona của Tây Ban Nha đang hoạt động hết công suất nhà máy khử mặn nước biển thành nước ngọt để cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 5 triệu dân của thành phố.

Là nhà máy khử mặn nước biển lớn nhất châu Âu, nhà máy Llobregat nằm trên một bãi biển tách biệt ở Địa Trung Hải. Nước biển được bơm vào nhà máy ở khu vực cách đó 2km sau khi đi qua một số hệ thống làm sạch và lọc, nước được chuyển đến điểm cuối cùng là các ống nước nhiều màu sắc, vặn xoắn để loại muối ra khỏi nước biển và cho ra những giọt nước ngọt.

Nhà máy này gần như không được sử dụng sau khi hoàn thành xây dựng vào năm 2009. Nhưng hiện nhà máy khử mặn nước biển lớn nhất châu Âu này đang hoạt động hết công suất để giúp vùng đô thị Barcelona rộng lớn với khoảng 5 triệu dân thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Nhà máy Llobregat khử mặn nước biển thành nước ngọt để cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 5 triệu dân của thành phố Barcelona. 

Theo các chuyên gia, nắng nóng kéo dài và hạn hán gia tăng do hiện tượng Trái Đất nóng lên khiến trữ lượng nước ngọt của Nam Âu cạn kiệt. , vào tháng 4/2021 - thời điểm trước khi xảy ra hạn hán các con sông cung cấp 63% lượng nước sinh hoạt cho Barcelona, các giếng nước cung cấp 34% và nhà máy khử mặn nước biển chỉ 3%. Hiện quá trình khử mặn nước biển đóng góp 33% lượng nước sạch của Barcelona, trong khi các giếng cung cấp 23% và lượng nước mà các dòng sông cung cấp giảm xuống chỉ còn 19%.

Khu vực Địa Trung Hải đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Năm 2022, Tây Ban Nha ghi nhận nắng nóng kỷ lục và hạn hán diện rộng gây tổn hại đến nông nghiệp. Tình trạng thiếu nước đặc biệt trầm trọng ở vùng Đông Bắc Catalonia. Cơ quan cấp nước Catalonia dự báo nguồn nước của vùng này sẽ giảm 18% trước năm 2050.

Cũng theo cơ quan này, lượng mưa từ nay đến hết tháng 5 dự kiến sẽ cao hơn mức trung bình, nhưng không thể bù đắp và giải quyết được vấn đề sau 32 tháng hạn hán. Khu vực Barcelona được dự báo sẽ trải qua tình trạng khẩn cấp do hạn hán, theo đó sẽ chính thức áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn vào tháng 9 tới. Nhà máy Llobregat được xây dựng nhờ các nhà chức trách chú ý đến các cảnh báo của giới chuyên gia khí hậu và lập kế hoạch trước để thích ứng với biến đổi khí hậu.                     

Khử mặn nước biển là một phần quan trọng trong chính sách cấp nước của Tây Ban Nha trong hơn nửa thế kỷ. Hiệp hội Khử muối và Tái sử dụng nước Tây Ban Nha, hiện nước này đang đứng thứ tư trên thế giới về công suất khử mặn nước biển, chiếm khoảng 5% tổng công suất toàn cầu, sau Saudi Arabia, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.

Hoạt động khử mặn nước biển đã tăng dần trên toàn thế giới trong thập kỷ qua, với châu Âu và châu Phi chứng kiến công nghệ phát triển mạnh mẽ hơn. Trong khuôn khổ gói ứng phó với hạn hán có trị giá 2,2 tỷ euro (2,4 tỷ USD), Chính phủ Tây Ban Nha cho biết sẽ dành 220 triệu euro để xây thêm một nhà máy khử mặn nước biển ở phía Bắc Barcelona và dành 200 triệu euro cho một nhà máy ở bờ biển phía Nam của Tây Ban Nha.

 

 

Hằng Nguyễn 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline