Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 07:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

Chủ nhật, 14/08/2022 15:08

TMO - Với diện tích khoảng 15 km2, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) không chỉ là nơi bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm, nơi đây còn là di tích văn hóa lịch sử gắn với sự phát triển của thương cảng Hội An. Năm 2009 Cù Lao Chàm chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQTG).

Cù Lao Chàm có diện tích khoảng 15 km2, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km và cách Hội An khoảng 18km. Nơi đây là một cụm đảo trải dài theo hình cánh cung gồm 8 đảo: hòn Lao, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Lá, hòn Tai và hòn Ông. Những hòn đảo lớn, nhỏ nằm xen kẽ nhau ấy tạo nên một Cù Lao Chàm đẹp như bức tranh không cầu kỳ về đường nét, nhưng lại quyến rũ bằng chính sự nguyên sơ vốn có với khu rừng xanh mướt soi mình xuống dòng nước trong xanh và những bãi biển cát trắng… Cụm đảo Cù Lao Chàm giống như những hòn ngọc xanh trên biển, nơi hiện đang có khoảng 500 loài thực vật thuộc 5 ngành, 50 bộ và 105 họ. Trong đó có 52 loài chim thuộc 24 họ, 12 bộ (7 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn).

Theo các chuyên gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm là minh chứng điển hình, rõ nét nhất về sự kết nối, hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong số 9 Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Hơn nữa, Cù Lao Chàm-Hội An còn có những giá trị độc đáo, đặc trưng và duy nhất trong hệ thống 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam hiện nay.

Những giá trị đặc trưng, nổi trội đó là Khu Bảo tồn Biển Cù Lao Chàm được thiết lập năm 2006 thuộc Hệ thống các các khu bảo tồn cấp quốc gia; Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa của UNESCO được công nhận năm 1999; Rừng ngập mặn với đặc trưng là Hệ sinh thái rừng dừa nước tại vùng cửa sông Thu Bồn; Rừng đặc dụng trên đảo Cù Lao Chàm; Hệ thống rừng phòng hộ ven biển; Các làng nghề truyền thống cùng với những giá trị nổi trội về văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với mảnh đất và con người Hội An qua bao thời kỳ lịch sử.

Đối với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm thì cụm đảo này là số ít đảo của cả nước còn giữ được thảm thực vật có độ che phủ rừng đến 70%. Hệ sinh thái biển phong phú về thành phần loài và đa dạng nhóm thực vật trong hệ san hô, thảm cỏ biển. Thành công quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm là bảo tồn nguyên vẹn giá trị hệ sinh thái rừng, biển, thể hiện ở sự đa dạng về loài và nguồn gene.

Theo đó, các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rong biển được bảo tồn khá tốt. Tại vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, chương trình giám sát rạn san hô và giám sát cỏ biển, chương trình quan trắc chất lượng nước biển, chương trình làm vườn ươm và phát tán san hô, việc bảo tồn hệ sinh thái biển được triển khai thực hiện khá tốt. Cùng với đó, hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, áp dụng với nhiều đối tượng, giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong sách đỏ như tôm hùm, ốc vú nàng, cua đá, bào ngư…

Mục tiêu phát triển Cù Lao Chàm

Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ: định hướng phát triển du lịch kết hợp phía Bắc, phía Tây, phía Nam của tỉnh Quảng Nam, liên kết phát triển du lịch với Đà Nẵng, khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận nhằm hình thành các tuyến/tour vòng tròn du lịch trong tỉnh và tỉnh Quảng Nam với các tỉnh, thành phố trong vùng liên kết.

Chính quyền địa phương xác định: Phát triển du lịch Cù Lao Chàm phải nằm trong quy hoạch tổng thể chuỗi kinh tế biển đảo, du lịch đảo của miền Trung và tỉnh Quảng Nam; phát huy lợi thế vốn có của Cù Lao Chàm về đa dạng sinh học, văn hóa, quang cảnh thiên nhiên; khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên rừng, biển, và các giá trị văn hóa, lịch sử hiện có; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biển đảo. Để đáp ứng cho sự phát triển du lịch, Cù Lao Chàm không ngừng xây mới, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất du lịch. Ngày càng có nhiều cơ sở tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch ở Cù Lao Chàm với tốc độ tăng trưởng bình quân 17,73%/năm.

Đặc biệt, cộng đồng dân cư Cù Lao Chàm đã tích cực hưởng ứng, tham gia vào các hoạt động chuyển đổi sinh kế truyền thống sang du lịch - dịch vụ theo hướng bền vững. Đến nay, Khu DTSQTG Hội An - Cù Lao Chàm là một trong những nơi ứng dụng thành công mô hình đồng quản lý với 4 thành phần: nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp và cộng đồng. Cộng đồng tại đây tham gia vào tất cả các hoạt động khai thác và quản lý tài nguyên trong Khu DTSQTG với các mức độ khác nhau. Cư dân địa phương cũng tham gia mạnh mẽ vào các chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học như: Cù Lao Chàm nói không với túi nilon (từ 2009), phong trào bảo vệ cua đá hay gần đây là nói không với ống hút nhựa… Chính những hành động này của cư dân bản địa đã thúc đẩy sự phát triển du lịch theo hướng bền vững và tạo ấn tượng tốt đối với khách du lịch.

 

 

 An Khánh –  Minh Lê

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline