Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 04:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Khoanh vùng, truy xuất nguồn gốc ổ dịch tả lợn châu Phi

Thứ năm, 31/08/2023 07:08

TMO - Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể phát sinh và lây lan diện rộng, một số địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; tập trung xử lý triệt để bằng biện pháp khoanh vùng, truy xuất nguồn gốc ổ dịch.

Theo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng, từ từ ngày 21 - 28/8, toàn tỉnh phát sinh thêm 3 ổ dịch tả lợn châu Phi mới tại các xã: Thụy Hùng, Trọng Con, Đức Xuân (Thạch An) và mắc rải rác tại 2 huyện: Bảo Lạc, Trùng Khánh với 78 con lợn mắc bệnh (14 con lợn nái, 64 con lợn thịt), khối lượng 5.003 kg. So với tuần trước số gia súc mắc bệnh giảm 8 con lợn các loại.

Đến ngày 29/8, trên địa bàn tỉnh, bệnh dịch tả lợn châu Phi làm mắc và buộc tiêu hủy 286 con lợn các loại của 85 hộ chăn nuôi tại 19 xóm/13 xã thuộc 7 huyện, Thành phố với tổng trọng lượng tiêu hủy 16.555 kg. Hiện nay, toàn tỉnh có 2 ổ dịch tại xã Hưng Đạo (Thành phố) và xã Lý Bôn (Bảo Lâm) đã qua 21 ngày không có ca bệnh mới phát sinh; 11 ổ dịch chưa qua 21 ngày gồm: Vĩnh Quang (Thành phố); Cốc Pàng (Bảo Lạc); Đoài Dương, Cao Thăng (Trùng Khánh); Thái Cường, Đức Thông, Thụy Hùng, Trọng Con, Đức Xuân (Thạch An); Độc Lập (Quảng Hòa); Minh Long (Hạ Lang).

UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (Ảnh minh họa). 

Nguyên nhân khiến cho dịch bệnh khó chấm dứt ở Cao Bằng là do quy mô chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ, hộ gia đình. Do đó, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có thuốc điều trị và vaccine phòng bệnh. Mặt khác, diễn biến thời tiết nắng nóng, mưa ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, lây lan; công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương không được quan tâm…

Để ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho người chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; vệ sinh phòng bệnh, sử dụng hoá chất, vôi bột khử trùng chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng trại, tại ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao. Vận động người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn không rõ nguồn gốc; không bán chạy lợn ốm, khi có gia súc mắc 2 bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp để lấy mẫu xét nghiệm, xác định nguyên nhân gây bệnh và kịp thời xử lý ổ dịch...

Tại tỉnh Lào Cai, trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể phát sinh và lây lan diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; tập trung xử lý triệt để bằng biện pháp khoanh vùng, truy xuất nguồn gốc ổ dịch.

Từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8 hộ thuộc 5 thôn của 5 xã ở 3 huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai, làm 65 con lợn mắc bệnh và cùng ô chuồng phải tiêu hủy với tổng trọng lượng tiêu hủy lên đến 2.452 kg. Kết quả giám sát chủ động của các cơ quan chức năng đã phát hiện 8 mẫu (thịt, phủ tạng, sản phẩm chế biến) dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi tại 5 chợ của thành phố Lào Cai. Đặc biệt, hiện nay, trên địa bàn huyện Bát Xát dịch bệnh đang xảy ra và có chiều hướng lây lan diện rộng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tăng cường giám sát phát hiện sớm dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, quản lý theo dõi; tiêu hủy lợn bệnh và lợn cùng ô chuồng, vệ sinh khử trùng tiêu độc; tạm dừng giết mổ, tiêu thụ lợn và thịt lợn trong vùng dịch... 

Các địa phương lập hồ sơ tiêu hủy lợn mắc bệnh theo quy định, thực hiện hỗ trợ khi có cơ chế chính sách hỗ trợ người chăn nuôi; chỉ hỗ trợ khi người chăn nuôi đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh theo quy định. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan.

Khu vực chăn nuôi cần được khử trùng trong và ngoài để hạn chế nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi. 

Cùng đó, các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phát hiện sớm việc mua, bán trái phép, nhập lậu lợn giống, lợn thịt và sản phẩm lợn từ các địa phương khác vào địa bàn, xử lý triệt để vi phạm theo quy định; chủ động thành lập Tổ cơ động kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn vận chuyển lợn và sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch vào địa bàn. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng xử lý nghiêm những trường hợp che giấu, không khai báo, buôn bán, tiếp tay cho hoạt động mua, bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn mang mầm bệnh làm phát sinh dịch bệnh.

Đối với huyện Bát Xát, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu UBND huyện chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp xã; tập trung cao độ thực hiện công bố dịch theo quy định; truy xuất nguồn gốc dịch, bệnh; thành lập các chốt kiểm soát tạm thời, tổ kiểm soát cơ động để kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch, tiêu hủy lợn mắc bệnh và cùng ô chuồng, khử trùng tiêu độc triệt để, nhanh chóng dập tắt ổ dịch tại các hộ có dịch, không để dịch lây lan, kéo dài; thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Bát Xát xử lý triệt để ổ dịch; Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ các điều kiện (vật tư, hóa chất...) để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường quản lý kiểm dịch, kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh (đặc biệt là lợn, sản phẩm từ lợn); xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định.

Hiện có 2 loại vaccine dịch tả lợn châu Phi là NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và được cấp Giấy chứng nhận lưu hành. Đây là những vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi thương mại đầu tiên được cấp phép lưu hành, đặc biệt trong bối cảnh sau hơn 100 năm qua chưa có vaccine thương mại trong phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi được cấp phép trên thế giới. 

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y và các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp tổ chức giám sát chất lượng, giám sát sử dụng 600.000 liều vaccine trong điều kiện chăn nuôi thực tiễn tại Việt Nam. Kết quả đến tháng 7/2023, đã có hơn 650.000 liều vaccine dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát chất lượng đạt 100%; sử dụng an toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất tại hơn 40 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Lợn tiêm phòng đều khỏe mạnh và sinh trưởng bình thường, tỉ lệ lợn được tiêm vaccine có đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể cao, đạt trung bình trên 95%.

Để chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi an toàn, hiệu quả, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo tại các văn bản của Đảng, Nhà nước, quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y và xem xét, quyết định việc sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi. 

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu việc sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi để phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; tổ chức lấy mẫu giám sát, đánh giá sau tiêm phòng vaccine. Lưu ý trong quá trình triển khai tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi, có thể các đàn lợn của địa phương đã nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi thực địa và các mầm bệnh khác, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nên khi đàn lợn được tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi, rất có thể có phản ứng, phát bệnh, bị chết và buộc phải xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn bệnh theo quy định.

Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và Công ty cổ phần AVAC Việt Nam trong việc triển khai sử dụng vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Các địa phương báo cáo kết quả sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi (nếu có), cũng như kịp thời có văn bản phản ánh đầy đủ, chính xác những khó khăn, vướng mắc đến Bộ NN&PTNT (qua Cục Thú y) để phối hợp, xử lý.

 

 

Thu Hương 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline