Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 12:01
Thứ hai, 22/08/2022 04:08
TMO - Tại Phần Lan, một hầm chứa chất thải hạt nhân Onkalo dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ năm 2024 có thể lưu giữ chất thải phóng xạ an toàn trong 100.000 năm.
Hầm chứa chất thải hạt nhân vĩnh viễn đầu tiên trên thế giới, nằm bên dưới khu rừng ở Olkiluoto, một hòn đảo ngoài khơi phía tây Phần Lan. Hầm Onkalo nằm ở độ sâu hơn 400 m dưới lòng đất chuyên lưu trữ chất thải có độ phóng xạ cao từ nhà máy điện hạt nhân.
Sau khi 30 - 40 thùng đồng được chôn ở nền đường hầm, lỗ chôn sẽ bị bịt kín bằng bentonite, một loại đất sét hút nước. Các kỹ sư cũng lấp mỗi đường hầm bằng bentonite và bịt kín bằng bê tông. Những thùng đồng sẽ nằm yên ở đó trong 100.000 năm, ngay cả khi khí hậu ấm lên trong các thế kỷ tới mở ra kỷ Băng Hà tiếp theo.
Hoạt động bên trong kho lưu trữ chất thải hạt nhân. Ảnh: TVO
Tính đến cuối năm nay, năng lượng hạt nhân sẽ chiếm hơn 40% lượng điện ở Phần Lan. Trong quá trình xử lý chất thải từ năng lượng hạt nhân, các thanh nhiên liệu uranium đã qua sử dụng rất nóng và có độ phóng xạ cao, chúng có thể được ngâm trong bể nước để nguội dần trong hàng thập kỷ hoặc bọc thép và bê tông để lưu trữ khô. Tuy nhiên, việc lưu trữ trên mặt đất dễ bị ảnh hưởng bởi sự cố, tai nạn rò rỉ hoặc lỗi quản lý trong hàng nghìn năm chất thải nguy hiểm tồn tại.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Phần Lan có khoảng 2.300 tấn chất thải vào năm 2019. 263.000 tấn nhiên liệu đã qua sử dụng nằm ở các cơ sở lưu trữ trên khắp thế giới. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp xử lý lâu dài sẽ giúp quốc gia này giảm áp lực về các nguồn thải từ năng lượng hạt nhân, hạn chế tác động tới môi trường.
Thu Thảo
Bình luận