Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Khẩn trương rà soát, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

Thứ tư, 08/02/2023 08:02

TMO - Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, sớm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương triển khai hiệu quả, đồng bộ các giải pháp.

Theo các báo cáo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường: Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, giám sát… nhưng vẫn còn một số tồn tại như: Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của chính quyền cấp huyện, xã tại một số địa phương hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng khai thác khoáng sản đất san lấp, cát sỏi, vàng trái phép với quy mô nhỏ xảy ra ở một số nơi; một số dự án chậm triển khai xây dựng cơ bản mỏ, chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính; một số mỏ khai thác đá vôi chưa đúng với thiết kế đã được thẩm định phê duyệt.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, sớm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố: Rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm cụ thể của cơ quan, đơn vị tại Đề án tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt ngày 20/9/2021; tiếp tục lập kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung đang và chưa thực hiện, đảm bảo duy trì đúng quy định các nhiệm vụ thường xuyên, hàng năm và hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài nguyên khoáng sản đến các đối tượng liên quan trên địa bàn; đồng thời tham mưu triển khai thực hiện giải pháp chống thất thu, tăng thu ngân sách trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản của tỉnh. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm trong hoạt động khoáng sản thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.

Phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản; kịp thời phát hiện tồn tại để hướng dẫn, đôn đốc khắc phục; kịp thời phát hiện các sai phạm và kiên quyết xử lý các tổ chức cố tình vi phạm trong hoạt động khoáng sản.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, khắc phục, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản. Ảnh minh hoạ

Đặc biệt, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các Sở, ngành, địa phương: Khẩn trương rà soát, khắc phục, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản đất san lấp, cát sỏi, vàng trái phép trên địa bàn nếu có; tăng cường chỉ đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền cấp xã bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; đôn đốc, hướng dẫn và tham mưu giải quyết đối với các dự án khai thác khoáng sản: chậm triển khai xây dựng bản mỏ, chậm thực hiện thực hiện nghĩa vụ tài chính, khai thác chưa đúng với thiết kế đã được thẩm định phê duyệt. 

Thái Nguyên là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản như: Vonfram, than, sắt, thiếc, chì, kẽm... Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Vonfram đa kim trữ lượng khoảng 110 triệu tấn (lớn thứ hai thế giới) ở khu vực Núi Pháo (huyện Đại Từ); than trữ lượng khoảng 90 triệu tấn (đứng thứ hai cả nước) tập trung ở các mỏ Núi Hồng, Làng Cẩm (huyện Đại Từ), Phấn Mễ (huyện Phú Lương), Khánh Hòa (thành phố Thái Nguyên); quặng sắt trữ lượng khoảng 50 triệu tấn tập trung chủ yếu tại Trại Cau (huyện Đồng Hỷ)…

Các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản. Ảnh minh hoạ

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu 100% các loại khoáng sản trên địa bàn được tích hợp trong quy hoạch của tỉnh; tất cả các mỏ khoáng sản phải hoàn thành việc thẩm định thiết kế khai thác trước khi đi vào hoạt động. Ngoài ra, toàn bộ những mỏ thuộc diện phải đấu giá được tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản để lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định. Phát hiện, xử lý kịp thời các vụ khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép...

Ðể hoàn thành mục tiêu nêu trên, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Thái Nguyên tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về khoáng sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý khoáng sản; công khai quy trình hướng dẫn tổng thể thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản trên phương tiện thông tin đại chúng.

Cùng với đó, tỉnh thực hiện hiệu quả các quy hoạch về tài nguyên khoáng sản, triển khai việc thẩm định hồ sơ cấp phép về khoáng sản bảo đảm chặt chẽ, đúng trình tự, đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thành lập hội đồng thẩm định; chú trọng xem xét tính phù hợp, minh bạch trong đầu tư, công nghệ sản xuất, công nghệ khai thác, năng lực tài chính của chủ dự án, biện pháp bảo vệ môi trường…

Ngoài ra, tỉnh yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính (ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, nộp phí bảo vệ môi trường theo sản lượng khai thác), đồng thời khuyến khích đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.

 

 

Thu Trang 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline