Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Khám phá rừng sến Tam Quy

Thứ ba, 09/05/2023 07:05

TMO - Với diện tích rộng hơn 500 ha, rừng sến Tam Quy (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) được xem là khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Rừng sến Tam Quy là một trong gần 90 khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng, được bảo vệ nghiêm ngặt. Trước đây, khu rừng chỉ rộng khoảng 350ha, nhưng đến nay, nhờ công tác bảo vệ và hạt sến phát tán nên khu rừng đã mở rộng lên gần 520ha. Đây là khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở nước ta.

Sến mật ở Tam Quy mọc tập trung và gần như thuần loài, điều này khiến nó trở thành cánh rừng hiếm gặp. Cây sến phân bố rải rác trên các quả đồi thấp, độ cao 50-325m. Cây sến mật lớn nhất ở Tam Quy có tuổi đời trên 100 năm, đường kính khoảng 70cm, một người lớn ôm không xuể.

Gỗ sến được xếp trong nhóm tứ thiết: đinh, lim, sến, táu. Gỗ sến thường được dùng trong xây dựng, than của cây sến có nhiệt lượng cao, dùng để rèn các loại gia cụ và nông cụ mà không có loại than nào sánh bằng. 

Rừng sến Tam Quy ở huyện Hà Trung rộng gần 520ha, là khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, sến mật mọc rải rác, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Sến mật ở Tam Quy mọc tập trung gần như thuần loài, là cánh rừng hiếm gặp, nơi quần tụ tự nhiên độc đáo nhất của khu vực Đông Nam Á. Ngoài sến, cánh rừng già này còn là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thực vật khác như lim, dẻ, mây, tre, trúc, vàu,… Đây cũng là nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như các loài chim, dơi, sóc, cày cáo, trăn, rắn, lợn, khỉ,…

Nhiều cây sến có tuổi đời cả trăm năm, thân lớn một người lớn ôm không xuể. 

Những năm trở lại đây, cây lim xanh phát triển khá mạnh, khiến rừng sến mật đang phải cạnh tranh tự nhiên với nhiều loài khác để sinh trưởng, phát triển. Do chiều cao của lim khoảng 13m, của sến là 9m, sến ở tầng thấp và hoàn toàn chịu ảnh hưởng tán của lim, trong khi đặc tính sinh thái của loài sến trưởng thành là ưa sáng, không chịu bóng. Ban Quản lý rừng sến Tam Quy đang triển khai nhiều giải pháp như tỉa thưa lim, phát quang tán cây, bụi rậm… nhằm vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa cho các loài cây trong khu rừng, vừa bảo tồn tốt loại sến quý hiếm của nước ta. 

Lực lượng kiểm lâm khu vực triển khai nhiều giải pháp bảo vệ rừng sến quý giá này. Ảnh: NS. 

Để tránh bị xâm hại, khai thác nguồn tài nguyên này trái phép, lực lượng kiểm lâm khu vực đã lập nhiều biển báo, cắm chốt ở các điểm có đường dân sinh ngang qua; đồng thời tuần tra bằng cách đi bộ khắp rừng, nhằm đảm bảo không để bất cứ cây sến hoặc cây gỗ quý nào bị chặt phá.

 

 

Thu Thảo

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline