Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 10:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Khám phá “cọn nước” nơi bản Nà Khương

Thứ ba, 11/03/2025 06:03

TMO - Cọn nước hay còn gọi là guồng nước tại khu vực bản Nà Khương (xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã trở thành một điểm du lịch thu hút du khách thập phương trong những năm trở lại đây. Với khí hậu trong lành, không gian độc đáo, cánh đồng cùng cọn nước mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho bất cứ ai đến với nơi này.

Nằm cách thành phố Lai Châu hơn 30 km, cách thị trấn Tam Đường khoảng 9km, nằm lọt thỏm giữa bốn bề đồi núi là gần 40 cọn nước được “xây dựng” từ những bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Thái. Nơi đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bốn phương, đặc biệt là trong dịp mùa Xuân hàng năm.

Vào mùa nước cạn, dân bản sẽ dựng khoảng 25-30 Cọn nước để đưa nước từ suối vào các cánh đồng qua các ống tre dẫn nước. Không chỉ là công trình thủy lợi, những cọn nước nơi đây còn là biểu tượng văn hóa của người dân địa phương, minh chứng cho nền văn minh lúa nước lâu đời. Dù là mùa lúa xanh hay mùa lúa chín, phong cảnh cũng rất nên thơ, hữu tình. Đến bên những chiếc cọn nước, hơi nước mát rượi và tiếng nước róc rách sẽ khiến du khách cảm thấy thật sảng khoái, bình yên. Những cọn nước chậm rãi quay ngày đêm, tựa như "động cơ vĩnh cửu", góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cao Lai Châu.

Hằng năm, các cọn nước cũng chỉ được người dân sử dụng được đến trước mùa nước lũ. Khi có lũ về, các cọn nước thường bị cuốn trôi. Đến tháng 9 âm lịch hằng năm, người dân trong bản lại dựng lại những cọn nước mới.

Không biết từ bao giờ hình ảnh những chiếc cọn nước như những bánh xe khổng lồ, chậm rãi quay những vòng quay đều đều bên dòng suối không chỉ lưu giữ tập quán canh tác đặc trưng của người vùng cao nơi đây mà còn trở thành địa điểm ấn tượng độc đáo không thể bỏ qua đối với du khách khi đến với huyện Tam Đường.

Những cọn nước mang vẻ đẹp hoang sơ giữa núi rừng Tây Bắc, được làm từ những bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Thái. Quá trình làm mỗi chiếc cọn nước là cả một kỳ công như những bí quyết được truyền lại từ nhiều thế hệ. Tất cả vật liệu làm cọn đều có nguồn gốc từ trong tự nhiên như tre, nứa, gỗ, mây, vầu,…

Hình dạng của chiếc cọn được định hình bời phần guồng, trục quay, hàng trăm năm qua nó trở thành bộ khung vững vàng. Tùy thuộc vào kích thước cọn nước để xác định độ dài tương ứng và số lượng của các nan cọn. Nan cọn được nối với trục quay thành khung vững chắc bằng cách đục lỗ khéo léo trên thân trục tương ứng với số nan sao cho vừa khít, sau đó cố định bằng những sợi dây mây, dây rừng dẻo dai.

Tới đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cọn nước, du khách còn có thể tìm hiểu về nét đẹp trong văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, thưởng thức các món ăn dân dã do chính người dân bản địa chế biến như: gà đồi, cá suối, cơm lam, nộm rau rừng... hay du khách có thể đi bắt cá và chế biến món cá nướng, tắm suối, chèo bè trên dòng sông Nậm Mu thơ mộng hoặc chị em phụ nữ có thể thuê những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Dao, Giáy, Lào…để check-in ghi lại những khoảnh khắc xinh đẹp bên cọn nước Nà Khương.

Không đơn thuần chỉ là một công trình thủy lợi, chiếc cọn nước đã trở thành một biểu tượng, là bản sắc văn hóa độc đáo của người đồng bào. Từng guồng quay của cọn nước qua bao năm đã gắn bó mật thiết với đời sống nhiều thế hệ, chứa đựng biết bao tâm huyết và trí tuệ của người dân Nà Khương nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung.

 

Hà An

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline