Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy hải sản

Chủ nhật, 19/06/2022 12:06

TMO - Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, thời gian qua tỉnh Tiền Giang đã khai thác, hình thành những vùng nuôi trồng thủy hải sản tập trung lớn. Qua đó, tạo ra nguồn nguyên liệu chế biến dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tiền Giang có bờ biển dài 32 km cùng 3 cửa sông chính chảy ra Biển Đông là cửa Soài Rạp (khu vực Vàm Láng Gò Công Đông), Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền). Nhờ các cửa sông này mà bờ biển có nhiều phù sa, tạo ra một dải bờ biển có điều kiện cho các loài sinh vật phát triển. Đồng thời, địa phương này còn năm ở hạ lưu sông Tiền địa hình đa dạng với các vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Từ những lợi thế trên, Tiền Giang đã hình thành nên các vùng nuôi trồng thủy hải sản phù hợp với 3 vùng sinh thái như: nuôi tôm sú và tôm thẻ , nghêu ở ven biển Gò Công Đông và Tân Phú Đông, nuôi cá tra thương phẩm trên các cù lao trên sông Tiền thuộc các huyện Cai Lậy và Cái Bè phía thượng lưu, nuôi và sản xuất cá giống nước ngọt ở vùng ven Đồng Tháp Mười, nuôi cá lồng bè trên sông Tiền ở thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy, nuôi cá lồng ghép trong các mô hình VAC, VACR...

Theo thống kê, diện tích thả nuôi tôm khu vực ven biển của tỉnh hiện nay đạt khoảng 4.895 ha, trong đó, diện tích thả nuôi thâm canh là 3.104 ha, sản lượng ước khoảng 19.850 tấn/năm. Còn diện tích nuôi nghêu của tỉnh là 2.328 ha với sản lượng thu hoạch là 17.500 tấn/năm.

Vùng bãi Gò Công Đông thuận lợi trong nuôi nghêu 

Biển Gò Công với hệ sinh thái rừng ngập mặn thuận lợi để loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sinh sôi, phát triển mạnh. Diện tích nuôi nghêu của tỉnh hiện nay đạt 2.300 ha, diện tích nuôi tôm đạt gần 4.000 ha, hàng năm thu hoạch khoảng 16.000 tấn tôm, 15.000 - 17.000 tấn nghêu chủ yếu cung cấp cho thị trường xuất khẩu. 

Ngoài tập trung vào vùng nuôi nghêu ven biển, các sở, ngành và địa phương đã thực hiện hoàn thiện các thủ tục để chứng nhận đạt tiêu chuẩn MSC cho nghề nghêu huyện Gò Công Đông; đồng thời, tiếp nhận Dự án “Phát triển chuỗi giá trị Ngao - Tre toàn diện,bền vững tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; phối hợp với Viện Nuôi trồng thủy sản II thực hiện đề tài nghiên cứu mô hình nuôi nghêu tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông.

Các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông. Ảnh: Trần Liêm 

Tại hai huyện ven biển Tân Phú Đông và Gò Công Đông đã có hàng trăm hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn hoặc 3 giai đoạn trên diện tích khoảng 300 ha. Mô hình này cho năng suất rất cao, từ 40 tấn đến 50 tấn/ ha và sản lượng thu hoạch trong năm qua đạt khoảng 2.000 tấn, chiếm đến 10,07% tổng sản lượng tôm nuôi trong tỉnh. 

Đồng thời, tỉnh và địa phương cũng đang triển khai xây dựng quy hoạch Khu nuôi thủy sản với diện tích 352 ha (ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông) để mời gọi đầu tư trong thời gian tới. Điều này cũng được kỳ vọng để ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Tiền Giang có bước bứt phá nhanh trong thời gian tới.

Tỉnh Tiền Giang khai thác lợi thế trong phát triển các mô hình nuôi cá lồng bè 

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 100 ha cá tra, chủ yếu nuôi trên các cồn bãi, cù lao trên sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy và Cái Bè, cung ứng cho các doanh nghiệp chuyên chế biến cá tra xuất khẩu tại địa phương. 

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua, mặc dù tình hình hạn mặn, thiên tai diễn ra trên diện rộng nhưng việc phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn vẫn phát triển tương đối ổn định. Trong gần 6 tháng đầu năm 2022, Tiền Giang đã đưa trên 13.000 ha mặt nước vào nuôi thủy sản các loại phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, tăng hơn 4,3% so cùng kỳ năm trước.

 

Minh Trí 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline