Hotline: 0941068156

Thứ năm, 10/07/2025 03:07

Tin nóng

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Thứ năm, 10/07/2025

Khai thác nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế-xã hội

Thứ sáu, 03/02/2023 08:02

TMO - Năm 2023, toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 1.500 dự án được đưa vào kế hoạch triển khai với diện tích đạt hơn 22.000 ha. Đây sẽ là cơ sở để cho các chủ đầu tư triển khai các dự án trên địa bàn Đồng Nai. Trong đó, sẽ bổ sung mới, hủy bỏ, chuyển tiếp nhiều dự án.

Theo UBND tỉnh, năm 2023, toàn tỉnh có hơn 1.500 dự án được đưa vào kế hoạch sử dụng đất có diện tích hơn 22.000 ha. Trong đó, có 250 dự án bổ sung mới với diện tích hơn 2.100ha, còn lại đều là dự án từ những năm trước chuyển qua. Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 Đồng Nai bổ sung rất nhiều dự án nhưng đa số trên lĩnh vực giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình công cộng khác.

Những địa phương đề xuất bổ sung nhiều dự án mới là: Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Thống Nhất. Các địa phương phải đưa dự án vào trong kế hoạch sử dụng đất để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Nếu dự án không nằm trong kế hoạch sử dụng đất sẽ giậm chân tại chỗ và quá 3 năm không triển khai sẽ bị hủy. Do đó, các chủ đầu tư có dự án đều rất quan tâm, trông đợi kế hoạch sử dụng đất năm 2023.

Trước đó, tỉnh đã tiến hành rà soát, lấy ý kiến các sở, ngành, loại bỏ hàng trăm dự án không đảm bảo các quy định để tránh tình trạng dự án không thực hiện theo đúng lộ trình. Đồng thời, tỉnh yêu cầu chủ đầu tư phối hợp cùng địa phương trong công tác giải phóng thu hồi đất, tái định cư cho người dân. Theo sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, đến cuối năm 2022, địa phương chỉ có khoảng 1.100 dự án đang triển khai trong tổng số hơn 1.500 dự án được phê duyệt. Số dự án đã hoàn thành thủ tục về đất đai là 70 dự án và 370 dự án chưa được thực hiện.

Năm 2023, toàn tỉnh có hơn 1.500 dự án được đưa vào kế hoạch sử dụng đất có diện tích hơn 22.000 ha. 

Cụ thể, công trình, dự án đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm nếu không đầy đủ những yêu cầu về quy hoạch, kế hoạch, nguồn vốn sẽ không thể triển khai. Theo quy định, sau 3 năm không thực hiện xong thu hồi đất và khởi công xây dựng, dự án sẽ bị thu hồi. Tỉnh đã yêu cầu các địa phương phải rà soát thật kỹ để những công trình, dự án đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2023 có đầy đủ các thủ tục, vốn để thực hiện. Mục đích là hạn chế tình trạng dự án quá hạn, trở thành dự án “treo” phải hủy bỏ, ảnh hưởng đến chất lượng kế hoạch sử dụng đất và đời sống người dân trong vùng quy hoạch dự án. 

Trong năm 2023, Đồng Nai sẽ thực hiện nhiều dự án giao thông lớn như: đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương…, các địa phương phải đưa vào kế hoạch sử dụng đất để triển khai. Bên cạnh đó, các khu đất lợi thế gần những tuyến giao thông cũng phải đưa vào kế hoạch sử dụng đất để hoàn tất thủ tục đấu giá, lấy vốn đầu tư các công trình giao thông khác. Để tránh tình trạng dự án bị ách tắc, không thể thực hiện theo đúng lộ trình, ảnh hưởng tiêu cực đến người dân, tỉnh đã tiến hành rà soát, lấy ý kiến các sở, ngành. Đồng thời, tỉnh yêu cầu, chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ cùng địa phương trong công tác giải phóng thu hồi đất, tái định cư cho người dân. Cụ thể như các dự án lớn: cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, qua rà soát hồ sơ, năm 2023 có 3 khu đất đủ điều kiện và có khả năng đưa ra đấu giá là: khu đất thương mại dịch vụ, diện tích hơn 4,1 nghìn m2 tại thị trấn Long Giao (huyện Cẩm Mỹ); khu đất trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở, diện tích hơn 21,7 nghìn m2 tại thị trấn Trảng Bom (huyện Trảng Bom) và khu cụm công nghiệp Long Giao, diện tích hơn 559m2 tại xã Xuân Đường và thị trấn Long Giao (huyện Cẩm Mỹ). Cả 3 khu đất này đều nằm trong danh mục dự kiến đấu giá năm 2022 nhưng chưa thực hiện được.

UBND tỉnh cho biết, để có thể đưa 3 khu đất trên ra đấu giá, Sở TN&MT cần chủ động xây dựng phương án đấu giá đất; đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trình UBND tỉnh ban hành quy trình đấu giá đất, quy chế phân công trách nhiệm của các sở, ngành đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, pháp luật. Tiếp tục thực hiện thủ tục đối với 9 khu đất dự kiến đấu giá năm 2022. Các địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất danh mục dự án đấu giá đất năm 2023 để bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất cho Sở TN&MT thẩm định, triển khai các bước tiếp theo,

 

 

Lê Hải

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline