Hotline: 0941068156
Thứ năm, 23/01/2025 06:01
Thứ sáu, 16/12/2022 11:12
TMO - Với những lợi thế lớn của địa phương ven biển, thời gian qua tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sở hữu hơn 305 km bờ biển, thềm lục địa rộng 100.000 km2 có nguồn tài nguyên phong phú, ngoài ra địa phương này còn là cửa ngõ hàng hải của cả khu vực Nam Bộ, với hệ thống cảng nước sâu hiện đại nhất hiện nay. Ðây cũng là địa phương có đội tàu khai thác thủy sản lớn thứ hai (sau Kiên Giang) với hơn 6.000 phương tiện đánh bắt... Với những tiềm năng trên, Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều lợi thế trong phát triển tổng thể các ngành kinh tế biển như cửa ngõ hàng hải của cả khu vực Nam Bộ, với hệ thống cảng nước sâu hiện đại nhất hiện nay. Ðây cũng là địa phương có đội tàu khai thác thủy sản lớn thứ hai (sau Kiên Giang) với hơn 6.000 phương tiện đánh bắt...
Một trong những nội dung của Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đó là phát triển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, bao gồm cả cảng biển du lịch và các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao, các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao. Tiểu vùng ven biển gồm khu vực Cần Giờ (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là khu vực phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hoá dầu, du lịch biển, đảo, khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
Tàu container cập cảng Tân Cảng Cái Mép tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Nguyễn Long
Hiện nay, Bà Rịa-Vũng Tàu có hệ thống cảng biển nước sâu dài gần 20km (theo quy hoạch) được xếp loại đặc biệt quốc gia, có thể tiếp nhận tàu container trọng tải 80.000: 250.000 tấn hoặc lớn hơn. Cảng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là cửa ngõ hướng ra biển Đông của vùng và cả khu vực phía Nam. Cái Mép-Thị Vải là cảng duy nhất của Việt Nam và là một trong 20 cảng lớn trên thế giới nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, hiệu quả. Bên cạnh đó, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đưa chủ trương hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức lập quy hoạch Trung tâm logistic Cái Mép Hạ với diện tích 1.686,73ha…
Việc hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ gắn với hành lang công nghiệp - đô thị Đông Tây (dài gần 300km) phía Nam đất nước sẽ tạo ra lợi thế so sánh vượt trội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung trong giai đoạn phát triển mới; đồng thời phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.
Trong lĩnh vực phát triển du lịch biển, Bà Rịa-Vũng Tàu là điểm cuối của dải ven biển từ miền Trung trở vào có thể phát triển du lịch biển; cộng thêm vị trí địa lý liền kề với các trung tâm kinh tế, tập trung đông đúc dân cư của vùng Đông Nam bộ, với thị trường hơn 18 triệu dân có thu nhập cao gấp 1,5 lần mức bình quân đầu người của cả nước, tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh... Các yếu tố trên, đã tạo hội tụ đủ điều kiện để tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của vùng Đông Nam bộ và các vùng lân cận.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang triển khai nhiều giải pháp hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của vùng Đông Nam bộ và các vùng lân cận. Ảnh: NVL
Tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định du lịch là một trong 05 trụ cột kinh tế quan trọng. Quy hoạch định hướng phát triển trục động lực kinh tế du lịch tại khu vực ven biển phía Đông Nam với chuỗi đô thị du lịch Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Lộc An, Hồ Tràm, Bình Châu và khu du lịch quốc gia Côn Đảo. Trục động lực kinh tế du lịch của tỉnh được định hình tại khu vực ven biển phía Đông Nam dọc tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận, với chuỗi đô thị du lịch Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Lộc An, Hồ Tràm, Bình Châu; phát triển các khu du lịch quốc gia Long Hải - Phước Hải, Hồ Tràm - Bình Châu và khu du lịch quốc gia Côn Đảo.
Để phát triển trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các vùng phát triển du lịch của tỉnh, đồng thời phối hợp với các bộ ngành và các địa phương trong vùng khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng: cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh, nâng cấp cảng hàng không Côn Đảo, xây dựng Cảng tàu khách quốc tế và hệ thống đường thủy nội địa, đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu, các tuyến đường sắt đô thị,... nhằm tăng cường sự liên kết các hoạt động du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung với các địa phương trong vùng và khu vực.
Cùng với phát triển kinh tế, Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng đến phát triển kết cấu hạ tầng biển, ven biển và đô thị ven biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển...Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã và đang xác định phát triển kinh tế biển phải theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển và hải đảo. Vì vậy, tỉnh cũng đã giao cho các Sở, ngành và các đơn vị liên quan rà soát tính toán, làm rõ thêm nhu cầu, định hướng, lộ trình đầu tư phát triển các bến cảng thuộc cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là khu bến hạ lưu Cái Mép Hạ để thống nhất phạm vi, nội dung quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển của tỉnh theo hướng bền vững và bảo đảm môi trường sinh thái.
Trần Hoàng
Bình luận