Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên: Góc nhìn từ hoạt động khai thác cát sỏi dưới dòng Krông Nô

Thứ năm, 09/02/2023 09:02

TMO - Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản (tức khai thác đúng quy định) sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, không chỉ gây thất thoát mà còn tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.

Trong những năm gần đây, cát sỏi dần trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm bởi nhu cầu khai thác, sử dụng lớn. Việc khai thác bất hợp lý sẽ gây tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nếu không quản lý tốt sẽ thất thoát khoản thu lớn cho ngân sách địa phương, người dân thì bị mất đất sản xuất.

Sáng ngày 11/01/2023, tàu hút cát tiến sát vào bờ (mặt bên phía dòng chảy thuộc ranh giới xã Ea R’Bin, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) khai thác cát, sỏi gây sạt lở đất canh tác, hoa màu của nhiều hộ dân. 

Ngoài Luật Khoáng sản và nhiều quy định liên quan đến khai thác, kinh doanh, sử dụng khoáng sản cũng đã được ban hành, đây là cơ sở để quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên như: Nghị định 158/NĐ/CP/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý khai thác cát, sỏi và bảo vệ lòng, bờ bãi sông; Văn bản số 5195/BTNMT-TNN của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện các Nghị định nêu trên.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành văn bản số 2077/BTNMT-TNN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc thực hiện Nghị định 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. 

Từ những quy định nêu trên, nhiều địa phương đã làm rất tốt việc quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, hoạt động khai thác cát khoáng sản (sỏi) dưới dòng sông Krông Nô thuộc địa bàn xã Đắk Nang (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) và xã Ea R’bin (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), vẫn đang diễn ra phức tạp, nguy cơ gây sạt lở 2 bên bờ sông Krông Nô, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân bị thu hẹp, tác động xấu đến môi trường tự nhiên. 

Cụ thể, Điều 13, Nghị định 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định cấm khai thác cát, sỏi tại khu vực bờ sông có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản (cát sỏi) vẫn diễn ra dưới dòng sông Krông Nô. Mặt khác, tại bến bãi chứa cát của 1 doanh nghiệp trên địa bàn xã Đắk Nang không thực hiện lắp đặt bảng thông tin công khai về bãi tập kết cát sỏi theo quy định tại Điều 10, Điểm 1, Khoản c (Nghị định số 23/2020/NĐ/CP, ngày 24/02/2020 của Chính phủ), Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng bờ, bãi sông. 

Bãi tập kết cát sỏi của một doanh nghiệp tại xã Đắk Nang không có bảng thông báo công khai thông tin hoạt động khai thác cát theo quy định. 

Việc khai thác cát sỏi gây sạt lở khiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Mặc dù người dân đã có kiến nghị liên tục đến cơ quan chức năng, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm thấu đáo.

Ông Nguyễn Ngọc Nẩm ở thôn Phú Lợi, xã Đắk Nang (có diện tích đất canh tác giáp bờ sông Krông Nô) cho biết: thời gian gần đây do hoạt động khai thác cát nhiều, bờ sông bị sạt, nên diện tích đất canh tác của ông cũng bị sạt lở mất nhiều, nếu không được giải quyết, xử lý kịp thời chúng tôi có nguy cơ mất hết đất để canh tác.

Diện tích đất của gia đình ông Nguyễn Ngọc Nẩm thuộc thôn Phú Cường, xã Đắk Nang, huyện Krông Nô sạt lở nghiêm trọng. 

Tương tự ông Phan Xuân Mỹ ở tại thôn Phú Cường, xã Đắk Nang cho biết: ông có diện tích đất giáp bờ sông Krông Nô thuộc xã Ea R’bin (huyện Lắk) trồng cây lâu năm, hàng năm để sinh sống, thời gian gần đây do nạn khai thác cát quá mức gây sạt lở đất nghiêm trọng, nếu không có người dân thì các tàu hút cát sẻ hút sát vào bờ, ông đã kiến nghị nhiều đến các cơ qua chức năng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Diện tích đất của gia đình ông Mỹ và các hộ dân thuộc xã Ea R’bin, huyện Lắk giáp bờ sông Krông Nô sạt lở do tàu hút cát gần bờ.

Ông Lương Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Đắk Nang, huyện Krông Nô cho hay, hiện nay trên địa bàn xã có 1 đơn vị được cấp phép khai thác xây dựng là Công ty TNHH Xuân Bình (trụ sở chính tại xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) theo giấy phép số 01/GB-UBND, do UBND tỉnh Đắk Nông cấp ngày 09/02/2010, có trữ lượng khoáng sản (cát nguyên khai) là 1.349.211 m3, khối lượng khoáng sản (cát nguyên khai) được cấp phép khai thác là 800.000m3; công suất khai thác là 40.000m3 cát nguyên khai/năm; khối lượng khai thác là 144m3/ngày, độ sâu khai thác là tối đa là không quá 03m, thời gian khai thác mỏ là 20 năm. 

Do hoạt động khai thác cát dẫn đến có nhiều điểm sạt lở ảnh hưởng đến đất sản xuất của người dân, hiện nay trên địa bàn xã chỉ còn 1,3km là được khai thác, còn 1,2km sạt lở UBND huyện đã yêu cầu tạm dừng khai thác. Người dân tại địa phương đã kiến nghị về tình trạng trên, về mặt quản lý đất đai tại địa phương UBND xã cũng đã giải quyết một số trường hợp, còn các kiến nghị vượt quá thẩm quyền UBND xã đã báo cáo cấp trên để có hướng xem xét giải quyết cho người dân.

 

 

Lê Vỹ

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline