Hotline: 0941068156
Thứ năm, 23/01/2025 03:01
Thứ năm, 26/01/2023 17:01
TMO - Tận dụng những tiềm năng, lợi thế của địa phương tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa có thương hiệu uy tín, gia tăng giá trị, bền vững, có khả năng cạnh tranh cao và thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành chuỗi giá trị sản xuất thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có 2.255 lồng nuôi thủy sản, trong đó trên hồ thủy điện 1.700 lồng, trên sông là 555 lồng. Tỷ lệ lồng nuôi cá đặc sản có giá trị kinh tế cao tăng từ 31% năm 2017 lên 50% năm 2022 tổng số lồng toàn tỉnh. Đây cũng là địa phương có tiềm năng lớn đối với việc nuôi cá hồ chứa. Toàn tỉnh có khoảng hơn 600 hồ có thể nuôi được thủy sản, đặc biệt hồ thủy điện Tuyên Quang có diện tích lên đến 8.000ha. Tại vùng lòng hồ có eo ngách, đủ điều kiện để nuôi trồng thủy sản, môi trường nước trong lành. Với hệ thống sông hồ có tiềm năng lớn, tỉnh Tuyên Quang cần tập trung bảo vệ nguồn lợi thủy sản tập trung phát triển nuôi cá đặc sản như nheo Mỹ, lăng, chiên, bỗng, dầm xanh, anh vũ…
Với những lợi thế ở trên, tỉnh Tuyên Quang hướng đến mục tiêu phát triển thủy sản theo hướng gia tăng giá trị hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh; đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chuyển đổi phương thức nuôi bán thâm canh sang nuôi thâm canh, siêu thâm canh.
Theo đó, trong giai đoạn 2023-2025 địa phương này phấn đấu đưa diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 đạt 3.079 ha. Số lồng nuôi cá 2.728 lồng (số lượng lồng nuôi cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao trên sông, hồ thủy điện đạt trên 50%). Sản lượng thủy sản đạt 14.200 tấn/năm (trong đó cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao 2.683 tấn/năm, cá truyền thống 11.517 tấn/năm). Sản xuất giống thuỷ sản: Đến năm 2025, toàn tỉnh sản xuất, ương dưỡng dịch vụ được 102,15 triệu con cá truyền thống; 2,15 triệu con cá giống đặc sản. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tỷ lệ giá trị sản phẩm thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%.
Các ngành chức năng phối hợp với địa phương triển khai hiệu quả kế hoạch nuôi trồng thủy sản, đặc biệt phát triển cá lồng tại các hồ chứa.
Giai đoạn 2026-2030, tổng sản lượng thủy sản đạt 18.123 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 5%/năm. Chủ động sản xuất, cung ứng trên 70% giống thủy sản các loại; cải thiện chất lượng con giống các loài cá đặc sản, cá chủ lực, trong đó 100% đối tượng cá đặc sản là giống chất lượng cao, sạch bệnh. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tỷ lệ giá trị sản phẩm thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 60%.
Nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, địa phương này chú trọng đến phát triển sản xuất ương dưỡng giống thủy sản. Trong đó, đối với cá truyền thống: Tiếp tục chủ động, mở rộng sản xuất giống nhân tạo; áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất ương dưỡng, chọn giống (giống mới, đơn tính, con lai, đa bội...) để nâng cao chất lượng con giống. Đối với cá đặc sản: Tiếp tục ứng dụng kết quả của các đề tài, dự án khoa học đã thực hiện thành công, để dần hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống các loài cá đặc sản, cá có giá trị kinh kế cao bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, như cá: Chiên, Lăng chấm, Rầm xanh,... từng bước đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thương phẩm cho các tổ chức, cá nhân và hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục phát triển vùng nuôi lồng bè tập trung ở những nơi điều kiện tự nhiên phù hợp (đối tượng chính là cá Lăng chấm, cá Chiên); phối hợp với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện xây dựng và triển khai các mô hình nuôi cá đặc sản theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, hoặc các tiêu chuẩn khác) trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất có kiểm soát, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường với số lượng lớn, ổn định.
Đối với các loài thủy sản truyền thống, loài có giá trị kinh tế cao: Đẩy mạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh trong ao, hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản, hồ thủy lợi, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đẩy mạnh tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị, có kiểm soát, đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc. Nâng cao năng lực công tác kiểm dịch, kiểm soát con giống; lấy mẫu giám sát, cảnh báo an toàn thực phẩm ngay tại công đoạn sản xuất; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.
Triển khai, thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, nuôi lồng bè và các vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản đầu tư vào quan trắc, cảnh báo môi trường tại cơ sở sản xuất; áp dụng công nghệ trong thông tin cảnh báo về thời tiết, kết quả quan trắc để người sản xuất chủ động, phòng tránh các sự cố về môi trường và dịch bệnh.
Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản. iếp tục thu hút đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu tại các cơ sở sản xuất giống thuộc Trung tâm Thủy sản và một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; ưu tiên đầu tư tại các vùng nuôi thủy sản chủ lực, đặc sản với khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn có kiểm soát, đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường; khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn, áp dụng kỹ thuât, công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình nuôi sinh thái, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn...
Hoàng Thái
Bình luận