Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 20:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy xuất khẩu

Thứ năm, 02/02/2023 11:02

TMO - Năm 2023, Bộ Công Thương tiếp tục phát huy vai trò của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2022.

Trong năm 2022, ngành Công Thương đã đóng góp nhiều kết quả tích cực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao. Trong đó, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục mới 732,5 tỷ USD - trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, tăng gần 10% so với năm 2021, đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó, xuất khẩu ước đạt gần 372 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%). 

Nhập khẩu ước đạt 360,7 tỷ USD, tăng 8,4% và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 90% kim ngạch nhập khẩu. Cán cân thương mại năm 2022 tiếp tục ghi nhận Việt Nam xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư 11,2 tỷ USD, gấp 3,3 lần so với năm 2021, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỉ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Bộ Công Thương khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2022. 

Năm 2023, toàn ngành đặt mục tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2022; Cán cân thương mại duy trì xuất siêu. Hiện thực hóa mục tiêu này, người đứng đầu ngành Công Thương cho biết, Bộ đã đưa ra nhiều giải pháp cho mục tiêu kinh ngạch xuất nhập khẩu 2023, trong đó tiếp tục tận dụng, phát huy các FTA thế hệ mới.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2023 nền kinh tế nước ta nói chung và ngành Công Thương nói riêng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại, các rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng và lương thực vẫn chưa thể kết thúc sớm, các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp; việc tiếp cận thị trường và nguồn vốn của các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn...

Trong bối cảnh khó khăn đó, việc tham gia các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) đã giúp duy trì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đồng thời hạn chế phần nào những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến thương mại và kinh tế của đất nước.

Việc thực thi các FTA của Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong năm 2023, đặc biệt là ở các thị trường được đánh giá là còn tiềm năng và dư địa tận dụng FTA cho Việt Nam do tỷ lệ thị phần của nước ta trong nhiều ngành hàng có thế mạnh xuất khẩu còn thấp, như Liên minh châu Âu với các ngành như thủy sản, gạo, dệt may, giày dép, rau quả tươi, rau củ quả chế biến (tỷ lệ thị phần các mặt hàng này của ta mới chỉ đạt lần lượt 4,2%, 2,7%, 3,8%, 20% và 2,7%) hay tại thị trường Canada và Mexico với các ngành thủy sản, điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ.

Tính đến cuối năm 2022, đã có 15 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, 2 hiệp định đang trong quá trình đàm phán. Các hiệp định này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, đồng thời cũng thúc đẩy các bộ ngành nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giao. Lợi thế của hiệp định thương mại tự do là ưu đãi về thuế quan xuất nhập khẩu được mở rộng theo thời gian hiệp định có hiệu lực. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mới có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm cùng loại. 

Ưu đãi thuế quan từ các FTA giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm cùng loại. Ảnh: C.Long 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc tận dụng các FTA sẽ là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Á – Âu (Eurasia ). Eurasia là thị trường rộng lớn gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á với dân số hơn 410 triệu người, GDP gần 3.337 tỷ USD. 

Trong năm 2021, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Eurasia đạt hơn 14,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 9,9 tỷ USD tăng 11,7%, nhập khẩu đạt 4,8 tỷ USD tăng 32,2%. Riêng trong năm 2022, do những bất ổn địa chính trị trong khu vực, kéo theo đó là khủng hoảng năng lượng, lương thực và lạm phát tăng cao ở các nước Eurasia đã tác động tiêu cực đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước khu vực Á – Âu. Trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch hai chiều giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 11,1 tỷ USD (xuất khẩu đạt 7,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 3,8 tỷ USD). Dù vậy, kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang 22/28 thị trường tại khu vực vẫn ghi nhận tăng trưởng hai con số.

Việt Nam và khu vực Eurasia còn rất nhiều tiềm năng hợp tác, đặc biệt là khi giữa Việt Nam và các quốc gia tại khu vực này đã hình thành các thiết chế, khung khổ vững chắc làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương, bao gồm VNEAEUFTA với Liên minh kinh tế Á - Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) và EVFTA với Liên minh Châu Âu; Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA); 14 Ủy ban Hỗn hợp/ Ủy ban liên Chính phủ và 1 cơ chế Tham vấn hợp tác kinh tế song phương.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế của thế giới ngày càng rõ rệt thì các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang khu vực chủ yếu đều là mặt hàng thiết yếu, có dư lượng tốt, giá cả cạnh tranh, phục vụ đông đảo người tiêu dùng sở tại. Vì vậy, đây là thời điểm thuận lợi để tăng cường thâm nhập thị trường sâu hơn, tìm kiếm cơ hội tại thị trường ngách, mở rộng quan hệ kinh doanh dài hạn với đối tác tại khu vực Á – Âu. 

 

 

Lê Minh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline