Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 10:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Khắc phục những bất cập trong công tác xử lý nước thải, thoát nước

Thứ bảy, 10/12/2022 12:12

TMO - Những vấn đề nóng liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong xử lý nước thải, thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được các đại biểu HĐND thành phố tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XVI đánh giá vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cần sớm khắc phục triệt để.

Thông tin từ phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội cho biết, việc xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực đô thị Hà Nội đã từng bước được triển khai theo quy hoạch. Thành phố sẽ ưu tiên đầu tư 14 dự án thoát nước và xử lý nước thải, đến nay, có 5 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 1 dự án đang triển khai. Hiện nay, trên địa bàn thành phố hiện nay, tổng công suất của các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động chỉ chiếm khoảng 28,8% lượng nước thải cần xử lý, thấp hơn so với mục tiêu phải đạt được đến năm 2020 là 60% theo Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tổng số vốn bố trí đầu tư kế hoạch trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 cho 39 dự án xây dựng trạm xử lý nước thải, các công trình thoát nước, thủy lợi tiêu úng là hơn 13.500 tỷ đồng, bằng 6,2% tổng mức vốn đầu tư công trung hạn cấp thành phố. Mặc dù đã được bố trí vốn, nhưng rất nhiều dự án triển khai chậm. Nếu không được nhanh chóng khắc phục, tháo gỡ, thì chỉ tiêu tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đến năm 2025 chỉ đạt 50 - 55%. 

Theo quy hoạch thoát nước thủ đô đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu tỷ lệ dân số được phục vụ thu gom và xử lý nước thải đến năm 2030 đạt 90%. Thống kê cho thấy, thành phố hiện còn tới 35 dự án đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung cho các đô thị thuộc Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội chưa đầu tư xây dựng. Giám sát của HĐND thành phố cũng cho thấy hiện trạng, nhiều khu đô thị có quy hoạch trạm xử lý nước thải riêng biệt nhưng chưa đầu tư thực hiện. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện tình trạng trạm xử lý nước thải được xây dựng trong khu đô thị nhưng chưa vận hành. 

Nhiều dự án xử lý nước thải, thoát nước trên địa bàn thành phố chậm tiến độ, ảnh hưởng đến các mục tiêu trong quy hoạch thoát, xử lý nước thải của thủ đô  

Một số đại biểu nhấn mạnh đến nội dung theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư hướng dẫn có quy định các khu đô thị, khu dân cư tập trung phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, bao gồm hệ thống cấp thoát nước, xử lý thu gom nước thải đồng bộ. Tuy nhiên, trên thực tế quy hoạch chi tiết của nhiều khu đô thị lại không có hạng mục trạm xử lý nước thải riêng biệt. 

Làm rõ hơn vấn đề, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết, hiện Hà Nội đang thực hiện theo 2 nội dung, một là quy hoạch chuyên ngành 725 về thoát nước và xử lý nước thải đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050; hai là, tại các khu đô thị, khu nhà ở phải bảo đảm chất lượng xử lý mới được xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế thành phố không chỉ thiếu nhà máy xử lý nước thải ở các khu đô thị mà ngay cả các khu vực theo quy hoạch 725 cũng đang bị thiếu. Hiện, thành phố đang rà soát dự án. Trong đó, dự án nào có trạm hoặc có nhà máy xử lý nước thải phải tập trung thì đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện và đưa vào sử dụng. 

Hiện nay, còn 28/70 cụm công nghiệp chưa có hệ thống nước thải tập trung, trong số này bao gồm cả các cụm làng nghề. Thời gian qua, thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ, quy hoạch để đưa sản xuất làng nghề vào các cụm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm làng nghề rất nhức nhối, đây là vấn đề được cử tri rất quan tâm. Về vấn đề xử lý nước thải làng nghề, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, tới đây sẽ sửa đổi quyết định của thành phố để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức đánh giá, phân loại làng nghề. 

Ngoài ra, theo Sở Công Thương thành phố về giải pháp khắc phục bất cập trong công tác xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp sẽ được triển khai theo hướng: Đối với 13 cụm công nghiệp trong quy hoạch còn diện tích mở rộng giai đoạn 2 theo chủ trương của UBND thành phố, chủ đầu tư phải làm trạm xử lý nước thải và kết nối vào giai đoạn 1 để khu đó có trạm xử lý nước thải liên hoàn.

Về thực trạng xả thải thẳng ra môi trường tại nhiều nơi trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT thành phố Mai Trọng Thái cho biết, trong năm 2022, thành phố đã phát hiện 58 dự án xả thải vượt chỉ tiêu cho phép với số tiền xử phạt 4 tỷ đồng. Nguyên nhân được xác định là theo quy hoạch cấp nước của thành phố, các khu đô thị không xây dựng trạm xử lý nước thải phân tán mà sẽ đấu nối vào đầu mối thu gom và hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố. Bên cạnh đó, do một số khu đô thị đã tồn tại từ lâu nên thiếu quy hoạch cho việc bố trí trạm xử lý nước thải, dẫn đến khó khắc phục hiện trạng xử lý nước thải theo quy định. Đáng chú ý, hiện một số khu đô thị, chủ đầu tư đã hoàn tất xây dựng hạ tầng và đã bàn giao cho người dân nên việc bố trí kinh phí phát sinh cho việc xử lý nước thải khó thực hiện. 

Nhằm khắc phục những bất cập trên, Sở TN&MT sẽ đề nghị thành phố giao Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và môi trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án xử lý nước thải tập trung theo quy hoạch và hệ thống thu gom bảo đảm đấu nối theo quy định. Đối với dự án tồn tại từ lâu và thiếu quy hoạch xây dựng các trạm xử lý, cần khẩn trương hoàn thiện điều chỉnh bổ sung quy hoạch và đầu tư hạng mục này. Ngoài ra, Sở TN&MT sẽ đề xuất thành phố hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc giám sát tự động, giám sát chặt việc xử lý nước thải. Riêng đối với các khu đô thị, cần nghiêm túc hoàn thành các dự án xử lý nước thải tập trung theo dự án phê duyệt. 

 

 

Lê Hoàng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline