Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Kenya nỗ lực bảo tồn loài tê giác đen cực kỳ nguy cấp

Thứ sáu, 16/02/2024 07:02

TMO - Các nhà bảo tồn tại Kenya đã di chuyển thành công 21 con tê giác đen phương Đông đến nơi ở mới được cho là sẽ mang lại không gian sinh sản và có thể giúp tăng số lượng loài động vật đang cực kỳ nguy cấp.

Đây là đợt di dời tê giác lớn nhất từ trước đến nay ở Kenya. Việc di chuyển thành công 21 con tê giác đen phương Đông đến nơi ở mới được cho là sẽ mang lại không gian sinh sản và có thể giúp tăng "dân số" của loài động vật cực kỳ nguy cấp. Những con tê giác đen bị bắt vào tháng 1/2023 và được chuyển từ Vườn Quốc gia Nairobi, Khu Bảo tồn Ol Pejeta và Lewa đang trở nên quá đông đúc đến Khu Bảo tồn Tư nhân Loisaba - nơi đàn tê giác bị xóa sổ do nạn săn trộm cách đây nhiều thập kỷ.

Ảnh minh họa. 

Các nhà quản lý của Khu Bảo tồn Loisaba nằm ở miền Trung Kenya cho biết đã dành khoảng 25.000ha cho những con tê giác mới đến, bao gồm cả con đực và con cái. Theo các nhà bảo tồn, Kenya đã tương đối thành công trong việc khôi phục quần thể tê giác đen, vốn đã giảm từ khoảng 20.000 cá thể vào những năm 1970 xuống dưới 300 cá thể vào giữa những năm 1980 do nạn săn trộm. Tình hình lúc bấy giờ làm dấy lên lo ngại rằng loài động vật này có thể bị xóa sổ hoàn toàn ở quốc gia Đông Phi này. Kenya hiện có khoảng 1.000 con tê giác đen, quần thể lớn thứ ba sau Nam Phi và Namibia.

Theo ông Tom Silvester, Giám đốc Điều hành của Khu Bảo tồn Loisaba, Kenya có kế hoạch nâng số lượng tê giác đen lên 2.000 con trong thập kỷ tới. Chính quyền Kenya cho biết họ đã di dời hơn 150 con tê giác trong thập kỷ qua. Nỗ lực di chuyển 11 con tê giác vào năm 2018 đã kết thúc trong thảm họa khi tất cả đều chết ngay sau khi di chuyển, chủ yếu do vấn đề thích nghi với môi trường mới. Kể từ đó, các hướng dẫn mới đã được ban hành cho việc bắt và di chuyển tê giác ở Kenya.

Kenya cũng là quê hương của hai loài tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sót lại trên hành tinh và đóng vai trò quan trọng trong việc cứu loài tê giác trắng phương Bắc khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

 

 

PV 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline