Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Kênh đào Panama khô hạn, cản trở thương mại toàn cầu

Thứ sáu, 15/12/2023 07:12

TMO - Mực nước giảm mạnh dọc theo kênh đào Panama đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu, buộc các tàu hàng phải đi các tuyến đường dài hơn với chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn.

Kênh đào Panama tuyến đường thủy nhân tạo ở Trung Mỹ, nơi cung cấp tuyến đường vận chuyển hàng hóa với chi phí rẻ hơn nhiều cho tàu thuyền di chuyển giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, đồng thời xử lý khoảng 5% thương mại đường biển quốc tế, đã bị hạn hán nghiêm trọng trong thời gian gần đây.

Do hạn hán, kể từ tháng 11, lượng tàu đi qua kênh đào Panama so với mức trung bình sẽ bị hạn chế xuống còn 25 chiếc/ngày, so với mức 31 chiếc/ngày từ đầu năm 2023. Đến trước tháng 2-2024, kênh đào này sẽ chỉ cho phép 18 tàu đi qua mỗi ngày. Giới hạn này cho thấy kênh đào Panama sắp tới sẽ chỉ phục vụ khoảng một nửa nhu cầu vận chuyển hàng hóa hằng ngày qua đây.

Trong tuần đầu tiên của tháng 12/2023, khoảng 167 tàu đã đi qua kênh đào Panama, ít hơn so với 238 tàu vào cùng thời điểm năm ngoái. Các tàu không đặt trước phải chờ trung bình 12,2 ngày để vượt qua con kênh dài 81,5km nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Một số tàu đã bị kẹt lại trong hơn hai tuần.

Mực nước giảm mạnh dọc theo kênh đào Panama đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu. 

Việc chậm trễ trong khu vận chuyển xảy ra vào mùa cao điểm xuất khẩu cây trồng của Mỹ và chi phí cao hơn đang gây mối nguy đối với các nhà cung cấp ngô và đậu nành của Mỹ, nước đã nhường thị phần cho Brazil trong những năm gần đây. Một số nhà xuất khẩu ngũ cốc của Mỹ buộc phải chuyển hướng vận chuyển nông sản của họ sang châu Á từ các cảng Bờ Vịnh đến các cảng Tây Bắc Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, hành trình này có chi phí cao hơn, vì các cơ sở này chủ yếu cung cấp ngũ cốc cho các nhà xuất khẩu Bờ Vịnh qua đường sắt thay vì vận chuyển bằng sà lan với giá rẻ hơn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chỉ có 5 tàu chở ngũ cốc của Mỹ đi châu Á đi qua kênh đào Panama vào tháng 10 so với 34 tàu vào năm 2022

Các nhà phân tích cho biết, sự gián đoạn kéo dài tại kênh đào có thể tiếp tục cản trở việc vận chuyển ngũ cốc cho đến năm 2024, khi mùa mưa của khu vực có thể bắt đầu làm đầy các hồ chứa và bình thường hóa việc vận chuyển vào tháng 4 hoặc tháng 5.

 

 

Quỳnh Chi 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline