Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Italy đối mặt với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong năm 2023

Thứ ba, 21/02/2023 07:02

TMO - Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, Italy có thể phải hứng chịu một đợt hạn hán nữa sau khi trải qua một mùa Hè khô hạn như năm ngoái và nhiều tuần khô hạn trong mùa Đông ít tuyết.

Cảnh báo được đưa ra khi thành phố Venice, nơi lũ lụt thường là mối quan tâm hàng đầu, tuy nhiên thời gian qua khu vực này phải đối mặt với thủy triều thấp bất thường khiến nhiều phương tiện không thể di chuyển qua một số con kênh nổi tiếng của thành phố.

Tổ chức môi trường Legambiente ngày 20/2 cho biết sông và hồ ở Italy đang thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt ở miền Bắc đất nước. Sông Po - con sông dài nhất Italy chảy từ dãy núi Alps ở phía Tây Bắc ra biển Adriatic hiện có lượng nước ít hơn 61% so với bình thường vào thời điểm này trong năm.

Italy được dự báo là sẽ đối diện với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong năm 2023 khi lượng nước tại sông Po đang ít hơn 61% so với bình thường vào thời điểm này mọi năm. 

Hội đồng Nghiên cứu quốc gia (CNR) của Italy cho biết lượng mưa ở miền Bắc nước này đã giảm 40% trong năm 2022 và việc không có mưa kể từ đầu năm 2023 là nghiêm trọng. Đặc biệt, sau một mùa Đông ít mưa và tuyết, nếu không có mưa vào mùa Xuân, sông Po chảy từ dãy núi Alps ở Tây Bắc Italy, qua đồng bằng sông Po trước khi đến biển Adriatic, sẽ phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng.

Tháng 7 năm ngoái, Italy đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều khu vực quanh sông Po. Con sông này cung cấp nước nước cho khoảng 1/3 hoạt động sản xuất nông nghiệp của Italy, song năm ngoái sông này hứng chịu tình trạng khô hạn nghiêm trọng nhất trong 70 năm qua. Tại khu vực Pavia của thung lũng sông Po, mực nước hiện thấp hơn 3 mét so với mực nước biển. 

Ông Massimiliano Pasqui, chuyên gia khí hậu thuộc Viện nghiên cứu khoa học Italy CNR cho biết Italy đang trong tình trạng thiếu hụt nước, bắt đầu từ mùa Đông 2020-2021. Theo ông, cần lượng mưa 500mm đề bù đắp sự thiếu hụt này và lượng mưa này tương đương khoảng 50 ngày mưa. Mực nước trên hồ Garda ở miền Bắc Italy giảm xuống mức thấp kỷ lục và có thể đi đường bộ đến đảo San Biagio trên hồ này.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline