Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 13:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Italy đối diện với hạn hán, ô nhiễm nghiêm trọng

Thứ năm, 22/02/2024 06:02

TMO - Italy có nguy cơ đối mặt với tình trạng hạn hạn và ô nhiễm gia tăng do thiếu mưa ở nhiều vùng trên khắp quốc gia Nam Âu này.

Italy có nguy cơ đối mặt với tình trạng hạn hạn và ô nhiễm gia tăng do thiếu mưa ở nhiều vùng trên khắp quốc gia Nam Âu này. Thiếu mưa khiến mực nước hồ chứa ở vùng Sicily giảm 23% so với mức trung bình ghi nhận trong 14 năm qua. Từ đầu tháng 2, chính quyền vùng này đã ban bố tình trạng thảm họa thiên nhiên do hạn hán.

Trong khi đó, thiếu mưa cũng ảnh hưởng việc cung cấp nước cho các vườn nhỏ, làm giảm đáng kể sản lượng rượu vang ở vùng Piedmont. Ngày 19/2, chính quyền vùng Piedmont ở phía Tây Bắc Italy đã đề nghị Bộ Nông nghiệp nước này tuyên bố tình trạng thảm họa thiên nhiên đối với tình trạng hạn hán trong vùng. 

Italy đối diện với hạn hán, ô nhiễm nghiêm trọng.

Thiếu mưa cũng làm tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Thành phố Milan chìm trong khói bụi ô nhiễm môi trường. Toàn vùng công nghiệp ở miền Bắc Italy ghi nhận tình trạng ô nhiễm hạt ở mức cao gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân. Điều này đã khiến giới chức địa phương yêu cầu các loại xe ô tô có lượng phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường không được phép hoạt động tại thành phố Milan và 8 thành phố khác ở vùng Lombardy.

Từ nhiều năm qua, miền Bắc Italy là một trong những khu vực ô nhiễm nhất ở châu Âu. Chính quyền vùng Lombardy, nơi có nhiều trang trại chăn nuôi gia súc cũng yêu cầu người dân không sử dụng phân chuồng trên cánh đồng, cho rằng hoạt động này có thể gây ô nhiễm không khí. 

Theo Legambiente - nhóm hoạt động môi trường ở Italy, ô nhiễm hạt thường do 3 nhân tố chính, gồm khí phát thải từ các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, hoạt động đun nấu và sưởi ấm của hộ gia đình và các hoạt động khác trong ngành nông nghiệp...Trong khi đó, đặc điểm địa lý của vùng Lombardy nằm ở lưu vực bao quanh bởi các dãy núi lại cản trở mức độ điều hòa không khí và lưu thông gió tự nhiên trong vùng.

Không chỉ riêng miền Bắc, ô nhiễm hạt ở mức cao cũng xảy ra tại thủ đô Rome. Còn ở miền Nam, vùng Puglia và Basilicata cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu mưa.  Mực tuyết rơi ở cả dãy núi Alps và Apennines đều giảm. Theo tổ chức nghiên cứu về môi trường mang tên CIMA Research Foundation, tính từ đầu tháng 2 đến nay, lượng nước tuyết tương đương ở Italy (thước đo lượng nước sẽ được giải phóng khi băng tuyết tan chảy) đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Giới chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra đang làm gia tăng mức độ và tần suất xảy ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán và cháy rừng. Mức phát thải khí nhà kính làm Trái Đất nóng dần lên, chủ yếu do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, đã gia tăng trong những năm gần đây.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline