Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 21:01
Thứ tư, 15/03/2023 16:03
TMO - Chính phủ Iraq đang lập một kế hoạch quốc gia để ứng phó biến đổi khí hậu, gồm nhiều biện pháp sẽ thực hiện kể từ năm 2030 như: xây dựng các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, hiện đại hóa các kỹ thuật tưới tiêu đã lạc hậu và không hiệu quả, giảm lượng khí thải carbon dioxide, chống sa mạc hóa và bảo vệ sự đa dạng sinh học...
Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani cho biết, hơn 7 triệu dân đã bị tác động ở Iraq, hàng trăm ngàn người phải di dời đến chỗ khác bởi không còn có thể sống nhờ vào làm nông hoặc săn bắt. Từ nhiều năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng đã nhồi thêm những phiền muộn cho Iraq: hạn hán và nguồn nước bị nhiễm mặn đã tàn phá các mùa vụ, đàn gia súc và các nông trại, cũng như làm cạn kiệt các nguồn nước.
Chính phủ Iraq từng trợ giá cho các loại giống, phân bón và thuốc trừ sâu để kéo giảm gánh nặng chi phí sản xuất cho nông dân trồng lúa mì và để duy trì sản lượng cao, nhưng rồi chương trình trợ giá bị ngưng từ cách đây hai năm. Iraq dựa vào vùng chậu hai sông Tigris - Euphrates để có nước uống, tưới tiêu và sinh hoạt cho toàn bộ 40 triệu dân.
Hạn hán kéo dài đe dọa đến an ninh nguồn nước tại quốc gia Trung Đông này.
Hạn hán kéo dài đang đe dọa vùng đầm lầy bao quanh hai sông Tigris và Euphrates ở miền nam Iraq. Trong năm 2022, tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng nhất từ 40 năm nay đã đẩy nhà nông nuôi trâu bò vào tình cảnh nghèo và nợ lớn, buộc nhiều người phải bỏ nhà và chuyển đến các thành phố lân cận để tìm việc làm. Kế hoạch nước hằng năm của Iraq ưu tiên cấp đủ nước uống cho toàn quốc, kế đến là cung cấp cho mảng nông nghiệp cũng như cấp đủ nước ngọt cho các vùng đầm lầy nhằm kéo giảm mực nước mặn xâm thực ở đó. Tuy nhiên, khối lượng nước cấp cho vùng đã giảm một nửa trong năm nay.
Chính phủ Iraq có kế hoạch quốc gia để ứng phó biến đổi khí hậu, gồm nhiều biện pháp sẽ thực hiện kể từ năm 2030 như: xây dựng các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, hiện đại hóa các kỹ thuật tưới tiêu đã lạc hậu và không hiệu quả, giảm lượng khí thải carbon dioxide, chống sa mạc hóa và bảo vệ sự đa dạng sinh học của Iraq...Trong số các dự án có chương trình trồng cây gây rừng dự định trồng 5 triệu cây trên toàn quốc. Iraq cũng hy vọng đáp ứng 1/3 nhu cầu sử dụng điện thông qua sử dụng năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hóa thạch.
PV
Bình luận