Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/07/2025 13:07

Tin nóng

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Thứ hai, 14/07/2025

Indonesia phát hiện kim tự tháp cổ nhất thế giới

Thứ tư, 08/11/2023 14:11

TMO - Kết quả kiểm tra niên đại vừa được công bố cho thấy cấu trúc ở khu khảo cổ cự thạch Gunung Padang, tỉnh Tây Java (Indonesia), có thể là kim tự tháp cổ nhất thế giới, với tuổi đời hơn Đại kim tự tháp Ai Cập.

Theo các nhà khảo cổ, Gunung Padang có thể vượt xa những công trình cự thạch lâu đời nổi tiếng như Stonehenge, hay kim tự tháp Giza, để trở thành thứ lâu đời nhất từng được xây dựng bởi bàn tay con người. Gunung Padang tọa lạc tại Tây Java, Indonesia. Người dân địa phương gọi loại công trình này là "punden berundak", nghĩa là kim tự tháp bậc thang. Sở dĩ có tên gọi này là bởi nó có các bậc thang nối tiếp nhau, dẫn từ chân lên đỉnh.

Khu vực phát hiện kim tự tháp Gunung Padang ở Indonesia. 

Bằng cách sử dụng carbon phóng xạ tại địa điểm khảo cổ, các nhà nghiên cứu cho rằng Gunung Padang được xây dựng bởi một nền văn minh cổ đại. Việc xây kim tự tháp này có thể đã bắt đầu từ thời kỳ băng hà cuối cùng, diễn ra hơn 16.000 năm trước. Thậm chí, phần lõi của cấu trúc này còn có thể được xây dựng từ 25.000 đến 14.000 năm trước Công nguyên, và sau đó đã bị bỏ hoang trong vài thiên niên kỷ.

Việc xây dựng lại diễn ra từ năm 7900 đến 6100 trước Công nguyên, mở rộng mương cốt của kim tự tháp. Hoạt động xây dựng tiếp diễn từ năm 6000 đến 5500 trước Công nguyên, trong đó các phần cũ được chôn vùi hoặc phủ phục dưới. Giai đoạn cuối cùng diễn ra từ năm 2000 đến 1100 trước Công nguyên, thêm lớp đất và các tầng đá, mà hiện nay chủ yếu có thể nhìn thấy.

Bên trong di tích, các khảo sát bằng sóng địa chấn đã tiết lộ nhiều hốc và phòng kín bí, một số có chiều dài lên đến 15 mét với trần cao 10 mét. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tiến hành các cuộc đào bới sâu hơn và dự định sử dụng máy quay phim để khám phá những điều bí ẩn được giấu kín bên trong. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận toàn diện bằng cách sử dụng các phương pháp khảo cổ học, địa chất học và địa vật lý để khám phá các công trình cổ xưa.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline