Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 10:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Indonesia lên kế hoạch cấm sản phẩm nhựa dùng một lần vào cuối năm 2029

Thứ năm, 08/06/2023 08:06

TMO - Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar mới đây cho biết, nước này sẽ bắt đầu áp dụng lệnh cấm đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần vào cuối năm 2029.

Cụ thể, lệnh cấm sẽ được áp dụng cho các sản phẩm như túi mua sắm bằng nhựa sử dụng một lần, ống hút nhựa và dao nĩa bằng nhựa và việc sử dụng xốp để đóng gói thực phẩm cũng sẽ bị cấm. Đây là một cách để xử lý chất thải bao bì khó thu gom, không có giá trị kinh tế, khó tái chế và có khả năng gây ô nhiễm môi trường. 

Một số nghiên cứu và báo cáo khác nhau cho thấy,  Indonesia là một trong những quốc gia sản xuất rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Môi trường Indonesia, năm 2022 quốc gia này thải ra 12,6 triệu tấn rác thải nhựa. Một nghiên cứu từ Liên minh Zero Waste Indonesia cho thấy, chỉ 9% rác thải nhựa ở Indonesia được tái chế, phần còn lại kết thúc vòng đời tại các bãi chôn lấp hoặc gây ô nhiễm sông và đại dương.

Các loại chất thải được thu gom, tái chế tại thủ đô Jakarta. 

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar nhấn mạnh, các tỉnh ở Indonesia sẽ được hướng dẫn xây dựng lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa để hỗ trợ cho lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ năm 2029. Khu vực tư nhân cũng nên đóng góp vào tiến trình giảm thiểu rác thải nhựa. Qua đó,  yêu cầu đến năm 2029, tất cả nhà sản xuất giảm 30% chất thải bao bì nhằm giải quyết vòng đời ô nhiễm của các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Tháng 7/2019, hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Bali đã trở thành tỉnh đầu tiên của Indonesia áp dụng lệnh cấm sử dụng túi nhựa, ống hút và xốp dùng một lần. Trong khi đó, vào tháng 7/2020, thủ đô Jakarta của nước này đã ban hành lệnh cấm sử dụng túi nilon dùng một lần nhưng vẫn cho phép sử dụng ống hút nhựa, dao nĩa nhựa và hộp xốp.

Để thúc đẩy mục tiêu này, tháng trước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường và Biến đổi Khí hậu Malaysia Berhormat Nik Nazmi bin Nik Ahmad cho biết quốc gia này đặt mục tiêu cấm sử dụng túi nhựa cho mục đích bán lẻ trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh trên toàn quốc kể từ năm 2025. 

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline