Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 18:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

Indonesia khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng nhiên liệu sinh học

Thứ hai, 30/10/2023 04:10

TMO - Indonesia vừa khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên sử dụng nhiên liệu pha dầu cọ - loại nhiên liệu được cho là ít gây hại môi trường.

Hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia cho biết, một máy bay chở khách thương mại sử dụng nhiên liệu hàng không pha trộn với dầu cọ đã thực hiện chuyến bay một cách an toàn. Chuyến bay trên được thực hiện bằng dòng máy bay Boeing 737-800NG, được hãng hàng không Garuda Indonesia khai thác. Chuyến bay sử dụng nhiên liệu phản lực pha dầu cọ chở hơn 100 hành khách, khởi hành từ thủ đô Jakarta đến TP Surakarta. Tổng chiều dài hành trình khoảng 550 km.

Nhiên liệu pha dầu cọ của Indonesia đã lần đầu được sử dụng trong một chuyến bay thương mại. 

Trước khi thực hiện chuyến bay này, Garuda Indonesia đã tiến hành thử nghiệm tĩnh và thử nghiệm động cơ trên mặt đất từ tháng 7/2023 và hoàn tất chuyến bay thử nghiệm sử dụng nhiên liệu phản lực sinh học từ dầu cọ trên máy bay Boeing 737-800NG hôm 10/10. Nhiên liệu phản lực pha dầu cọ do Công ty năng lượng nhà nước PT Pertamina sản xuất tại nhà máy lọc của công ty ở Cilacap. Nhiên liệu này sử dụng este đã qua xử lý hydro và công nghệ axit béo (HEFA) và được làm bằng dầu cọ tinh chế.

Indonesia đang thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn các loại nhiên liệu sinh học từ dầu cọ trong nỗ lực nhằm giảm nhập khẩu dầu thô. Năm 2021, quốc gia Đông Nam Á này từng thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với loại nhiên liệu tương tự trên chiếc máy bay do hãng Dirgantara của Indonesia chế tạo.

 

Minh Vân

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline