Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Indonesia chính thức vận hành sàn giao dịch carbon đầu tiên

Thứ năm, 28/09/2023 07:09

TMO - Indonesia đã chính thức vận hành sàn giao dịch carbon đầu tiên. Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ nước này nhằm hạn chế tác động đến khí hậu và môi trường. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo chính thức khởi động giao dịch tín dụng phát thải carbon đầu tiên của nước này, với mục đích tạo ra thị trường tài trợ cho việc cắt giảm phát thải khí nhà kính và trở thành quốc gia tham gia chính vào thương mại carbon toàn cầu.

Tổng thống Widodo nhấn mạnh, đây là đóng góp thực sự của Indonesia cùng thế giới chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời cho rằng sàn giao dịch carbon sẽ giúp nước này đạt được các cam kết khí hậu đã được thống nhất theo Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu nhằm ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng quá 1,5 độ C.

Indonesia đã ban hành hạn ngạch phát thải đối với một số nhà máy nhiệt điện chạy than. 

Indonesia, quần đảo có diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ ba thế giới, cũng là một trong những nước phát thải khí nhà kính hàng đầu thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này đã đặt mục tiêu đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060. Tổng thống Joko Widodo cho biết, 13 khoản tín dụng carbon với gần 460.000 tấn carbon dioxide tương đương (CO2e) từ các dự án của PT Pertamina Geothermal Energy (PGEO.JK) ở Bắc Sulawesi đã được giao dịch, với giá 69.600 rupiah (4,51 USD)/tấn tại Sở giao dịch chứng khoán Indonesia.

Bên mua là một số ngân hàng lớn nhất Indonesia như Bank Central Asia (BBCA.JK) và Bank Mandiri (BMRI.JK), các đơn vị khác của công ty năng lượng nhà nước Pertamina và các công ty trong lĩnh vực khai thác mỏ, cùng nhiều công ty khác. Tổng thống Indonesia cho biết, Indonesia có tiềm năng to lớn trong nỗ lực giảm lượng carbon, đặc biệt là các giải pháp dựa vào thiên nhiên, và thị trường carbon của nước này có thể tăng lên 3.000 nghìn tỷ rupiah (194,30 tỷ USD).

Giai đoạn đầu giao dịch sẽ mang tính tự nguyện, nhưng chính phủ đang nỗ lực lên kế hoạch đưa ra các quy định về ô nhiễm, trong đó sẽ bao gồm thuế carbon. Một số nhà máy điện than lớn nhất của Indonesia đã bắt đầu áp dụng hạn mức phát thải kể từ hồi tháng 2. Chính phủ sẽ đặt giới hạn mức phát thải cho bốn lĩnh vực khác: Lâm nghiệp, quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm, nông nghiệp và quản lý chất thải. 

Indonesia cũng sẽ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và đẩy nhanh công việc nhằm đạt được sự công nhận từ các thị trường nước ngoài. Hơn nữa, ông nhấn mạnh thương mại carbon xuyên biên giới sẽ không làm gián đoạn mục tiêu của Indonesia theo Thỏa thuận Paris. Các giao dịch trong hệ thống giao dịch khí thải được ghi lại bằng công nghệ blockchain (một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh). 

 

Minh Thu

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline