Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/04/2025 07:04

Tin nóng

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Thứ bảy, 12/04/2025

Indonesia: Áp dụng tình trạng ứng phó khẩn cấp sau lũ quét

Thứ ba, 14/05/2024 15:05

TMO - Lực lượng chức năng Indonesia đã tìm thấy 52 thi thể và hiện vẫn còn 17 người mất tích sau khi lũ lớn phá hủy nhà cửa, các công trình và các cơ sở công cộng ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia.

Những trận mưa lớn cùng với bùn lở và dung nham từ núi lửa Merapi đã khiến một con sông tràn bờ. Trận lũ quét qua các ngôi làng ven núi dọc theo 4 huyện ở tỉnh Tây Sumatra ngay trước nửa đêm 11/5 (theo giờ địa phương). Người phát ngôn Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Indonesia cho biết, nước lũ đã cuốn trôi người dân và nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà và tòa nhà, đồng thời buộc hơn 3.100 người phải sơ tán đến nơi trú ẩn tạm thời ở các huyện Agam và Tanah Datar.

Giới chức địa phương huy động máy kéo để dọn sạch bùn và đất đá sau trận lũ quét. 

Giới chức địa phương đã phải vật lộn để đưa máy kéo và các thiết bị hạng nặng khác đến khu vực trên qua những con đường bị nước lũ cuốn trôi sau khi lũ quét bao phủ với bùn và đất đá. Hàng trăm cảnh sát, binh lính và người dân đã dùng tay, xẻng và cuốc đào bới đống đổ nát vì mưa, đường bị hư hỏng và bùn dày đã cản trở tiến trình của họ.

Trước đó, ngày 13/5, chính quyền địa phương tại khu vực núi Merapi, tỉnh Tây Sumatra của Indonesia đã ban bố tình trạng ứng phó khẩn cấp sau đợt lũ quét kinh hoàng. Chính quyền địa phương cho biết có 4 huyện của tỉnh Tây Sumatra bị ảnh hưởng nặng nề do lũ quét ở khu vực núi Merapi, trong đó huyện Agam nơi bị thiệt hại nặng nề nhất đã quyết định ứng phó khẩn cấp với thảm họa trong 14 ngày (từ ngày 12 - 25/5).

Trong thời gian ứng phó khẩn cấp, các nỗ lực sẽ tập trung vào việc tìm kiếm và sơ tán nạn nhân, sửa chữa nhà cửa của người dân. Hiện một số thiết bị hạng nặng đã được triển khai tới khu vực này để nạo vét, khơi thông dòng chảy trên sông. Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Indonesia đã kêu gọi người dân sống ở quanh con sông bắt nguồn từ núi Merapi nâng cao cảnh giác và sơ tán đến nơi an toàn. Sau những nỗ lực cứu trợ khẩn cấp, cơ quan chức năng sẽ triển khai chương trình tái thiết và phục hồi, đồng thời đánh giá xem liệu có cần thiết phải di dời cư dân đang sống ở những khu vực nguy hiểm hay không.

 

 

Lê Cường 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline