Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Huy động các nguồn lực tham gia công tác bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Thứ năm, 01/12/2022 15:12

TMO - Thời gian qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phát huy những lợi thế của địa phương ven biển trong phát triển các ngành kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trước nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, hải đảo cao địa phương này đang triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo chất lượng môi trường trong mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện nay, vùng ven biển và hải đảo có diện tích 1.571km2, chiếm 79% diện tích toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Với lợi thế về diện tích biển và bờ biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: Khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển…Trong định hướng phát triển, địa phương này xác định phát triển kinh tế biển phải theo hướng bền vững, trên cơ sở tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả. Theo đó, ngoài việc tăng cường công tác kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển, tỉnh còn kiên trì với mục tiêu thu hút đầu có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ hiện đại, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường.

Sở TN&MT tỉnh thường xuyên phát động các đợt ra quân làm sạch môi trường biển tại địa phương. Ảnh: VH 

Vừa qua, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông về biển và đại dương trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 nhằm tạo sự đồng thuận, huy động các cấp, ngành và nhân dân tham gia vào công cuộc bảo vệ biển, đảo để phát triển bền vững. Theo các ngành chức năng, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Bà Rịa - Vũng Tàu là 1 trong 28 tỉnh, thành phố ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn nạn rác đại dương. Để giảm rác đại dương cần phải quản lý chặt rác thải nhựa bằng luật cũng như truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng với trách nhiệm bảo vệ môi trường biển, hải đảo. 

Kế hoạch hướng đến 6 nhóm nhiệm vụ cần được đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới: Đánh giá, rà soát, điều chỉnh và ban hành mới các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch đề án, dự án truyền thông liên quan đến biển và đại dương; Thực hiện đổi mới, đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông về biển và đại dương; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông về biển và đại dương; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông; Khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức cá nhân; ngăn chặn, xử lý thông tin sai lệch; Tăng cường kiểm tra, giám sát và sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động truyền thông. 

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 10/12 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất (theo yêu cầu) qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo theo quy định. Đồng thời, Sở TN&MT cập nhật cơ sở dữ liệu về biển và đại dương (tài nguyên, môi trường); hệ thống tài liệu truyền thông cụ thể về biển và đại dương.

Đặc biệt, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Sở TN&MT xây dựng các chuyên đề, chuyên trang để tuyên truyền giới thiệu về biển, đại dương, trong đó, các hoạt động bảo vệ môi trường biển cần phải chú trọng nội dung, từ ngữ, hình ảnh truyền thông phù hợp với những đối tượng ở vùng sâu, vùng xa và nhất là ngư dân đi biển dài ngày… 

Hằng năm, lượng rác đại dương trôi dạt vào các bãi biển của tỉnh, tạo áp lực lớn cho công tác thu gom, xử lý môi trường. Ảnh: Mạnh Dương 

Theo đơn vị vận hành dịch vụ môi trường và công trình xây dựng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, thời gian gần đây, rác đại dương ồ ạt tấn công vào các bãi biển của tỉnh này, tạo áp lực lớn cho công tác thu gom, xử lý môi trường của địa phương. Cụ thể, hàng năm từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, hoặc cuối tháng 9 đầu tháng 10, khi thời tiết chuyển gió mùa Tây Nam các bãi biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu phải hứng chịu từ 2 đến 3 đợt rác thải từ đại dương dạt vào. Mỗi đợt nhanh thì 3 đến 4 ngày, lâu hơn kéo dài cả tuần với đủ thứ rác. Đặc biệt từ đầu năm 2022 đến nay đã có 2 đợt rác đại dương tràn vào các bãi biển ở địa phương này.

Thông tin từ Sở TN&MT tỉnh cho biết, thời gian qua nhằm nâng cao hiệu quả việc triển khai chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh, Sở TN&MT đã tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, đảo. Chủ động phối hợp với các sở, ngành và các địa phương kiểm soát, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư vào khu vực ven biển có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.  

Đồng thời, hướng dẫn các địa phương tổ chức thu gom và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt theo quy chuẩn môi trường; tổ chức quan trắc, giám sát, theo dõi ô nhiễm môi trường biển; phát động chiến dịch “Làm sạch biển”, mô hình “Ngày thứ bảy xanh”… nhằm huy động mọi lực lượng, người dân cùng chung tay vào công tác bảo vệ môi trường biển, hải đảo tại địa phương. 

 

 

Hoàng Dương 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline