Hotline: 0941068156
Thứ sáu, 22/11/2024 00:11
Thứ hai, 07/02/2022 14:02
TMO - Miền cát trắng của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị được xem là nơi khắc nghiệt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, nơi đây đang hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, trong đó dẫn đầu là cây lúa đang dần mở ra cơ hội chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ mới với giống gạo được mệnh danh là ngon hàng đầu thế giới.
Canh tác lúa gạo theo hướng hữu cơ đang là lựa chọn ưu tiên của 2 địa phương vùng đất nằm dải đất hẹp và khắc nghiệt nhất đất nước là Quảng Bình và Quảng Trị. Khi tại các địa phương này có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, việc tìm ra hình thức canh tác tốt mang lại hiệu quả cho nền công nghiệp là vấn đề rất được quan tâm.
Mô hình trồng thử nghiệm giống lúa ST24 vụ đông-xuân 2020-2021 tại Quảng Bình cho năng suất và lợi nhuận cao.
Hiện nay, thị xã Ba Đồn là địa phương tiên phong tại tỉnh Quảng Bình trong việc triển khai chương trình hành động về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, tập trung tăng năng suất, sản lượng đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường gắn liền với bảo vệ môi trường. Trong năm 2022 thị xã sẽ triển khai thử nghiệm giống lúa ST25 với diện tích 28ha tại xã Quảng Tiên.
Tại vùng "đất lửa" Quảng Trị, quy trình canh tác lúa theo công nghệ hữu cơ bước đầu khẳng định có hiệu quả về kinh tế cũng như môi trường. Việc ứng dụng canh tác hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh đã cho năng suất lúa bình quân đạt trên 6 tấn/ha, thu nhập bình quân cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống trước đây.
Trên những cánh đồng Quảng Trị, nhiều diện tích gạo hữu cơ canh tác bằng quy trình công nghệ hàng đầu Nhật Bản đang được nhân rộng. Quá trình cải tạo đất bằng chủng men vi sinh Ong Biển đặc biệt do nhà khoa học Trần Ngọc Nam nghiên cứu, chế tạo dành riêng cho thổ nhưỡng Quảng Trị.
Đặc biệt, phương thức cấy lúa tam giác đều giúp cây lúa hấp thụ toàn bộ ánh sáng từ nhiều phía; từ đó tăng khả năng quang hợp của cây lúa, tạo ra hạt gạo với hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội so với phương thức cấy lúa thông thường đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới.
Đến thời điểm hiện tại, gạo hữu cơ Quảng Trị đã có mặt tại hơn 100 nhà phân phối, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm cao cấp trên cả nước. Đây được xem là bước tăng trưởng đáng kể, là động lực để gạo hữu cơ Quảng Trị tiến đến chinh phục các thị trường khác trên thế giới.
Thương hiệu gạo sạch Quảng Trị đã có mặt trên các hệ thống siêu thị trong nước và hướng tới xuất khẩu
Quảng Trị là một trong những tỉnh tiên phong về phát triển nông nghiệp hữu cơ. Thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị hiện đã có mặt tại 80 siêu thị trên cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Trị có 11.000 - 12.000 ha áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, có chứng chỉ chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, trong thời gian tới tỉnh Quảng Bình sẽ hình thành các vùng canh tác đạt tiêu chuẩn nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên một số cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là sản phẩm lúa gạo. Đồng thời, nâng cấp các cơ sở sản xuất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hướng đến nông nghiệp hữu cơ. Mục tiêu đến năm 2025 giá trị sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sẽ cao gấp 1,5-1,7 lần so với sản xuất nông nghiệp theo hướng phi hữu cơ.
Hoài Dương
Bình luận