Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 01:01
Thứ sáu, 15/09/2023 07:09
TMO - Các cuộc khủng hoảng do tác động của COVID-19, xung đột, biến đổi khí hậu và kinh tế đã làm chậm tiến độ xóa đói nghèo của thế giới, khiến hàng triệu trẻ em sống trong cảnh nghèo cùng cực.
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Ngân hàng Thế giới (WB), nỗ lực giúp các em thoát cảnh nghèo đói đã bị ảnh hưởng và chậm lại so với kế hoạch, làm mất đi cơ hội thay đổi hoàn cảnh sống của 30 triệu trẻ em. Kết quả là khoảng 17% số trẻ em trên thế giới vẫn sống với mức 2,15 USD/ngày.
Châu Phi là nơi có số lượng trẻ em đói nghèo cùng cực cao nhất trên thế giới.
Các cuộc khủng hoảng phức tạp do tác động của COVID-19, xung đột, biến đổi khí hậu và các cú sốc kinh tế đã làm chậm tiến độ xóa đói nghèo của thế giới, khiến hàng triệu trẻ em sống trong cảnh nghèo cùng cực. Thực tế này là thách thức đối với mục tiêu đầy tham vọng của Liên Hợp Quốc là đến năm 2023 sẽ xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực ở trẻ em.
Châu Phi là nơi có số lượng trẻ em đói nghèo cùng cực cao nhất trên thế giới. Khoảng 40% số trẻ em ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi vẫn sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực. Trong những năm gần đây, hàng loạt yếu tố như tăng trưởng dân số nhanh, đại dịch COVID-19 hoành hành và các thảm họa liên quan đến khí hậu đã làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói cùng cực ở trẻ em tại khu vực phía Nam sa mạc Sahara. Trong khi đó, ở các khu vực khác trên thế giới đều ghi nhận xu hướng cải thiện ổn định.
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước ưu tiên giải quyết tình trạng đói nghèo ở trẻ em, khuyến khích ban hành những biện pháp để giải quyết tình trạng này.
Minh Vân
Bình luận