Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 26/01/2025 16:01

Tin nóng

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 26/01/2025

Hoàn thiện đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ ba, 20/12/2022 13:12

TMO - Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặt mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh, đặc biệt phải nâng cao được thu nhập cho người nông dân, là đòn bẩy phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo ở vùng này. 

Những năm gần đây, sản lượng lúa sản xuất tại ĐBSCL ổn định khoảng 24-25 triệu tấn. Mặc dù từ năm 2010-2021, diện tích gieo trồng lúa của vùng giảm nhưng sản lượng không giảm, thậm chí có mức gia tăng đáng kể. Trong đó, vụ lúa chính đông xuân năng suất đạt bình quân hơn 7 tấn/ha, cao nhất trong khu vực ASEAN. Theo đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại khu vực ĐBSCL, 4 tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang và Long An sẽ trở thành những địa phương được lựa chọn để thực hiện thí điểm cho Đề án với mục tiêu nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu.

Tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai hiệu quả, đề án cần tập trung vào các nội dung: Tăng giá trị sản xuất lúa từ giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch; đồng thời tổ chức sắp xếp lại sản xuất và đảm bảo công bằng xã hội, quan tâm đến hộ nghèo, phụ nữ và bình đẳng giới.

Chuyên gia nông nghiệp cao cấp của Ngân hàng Thế giới, cho rằng thực tế hiện nay trồng lúa là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trong ngành nông nghiệp, với lượng phát thải khoảng 49,6 triệu tấn CO2 mỗi năm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL cho thấy, có thể giảm 12 - 23 triệu tấn CO2 bằng việc thúc đẩy canh tác thích ứng biến đổi khí hậu và thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thay thế đất trồng lúa kém hiệu quả bằng hệ thống canh tác thông minh với khí hậu, giảm thất thoát sau thu hoạch và quản lý rơm rạ tốt hơn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nhấn mạnh đến vấn đề nông nghiệp tuần hoàn sẽ là hướng đi có thể giúp nông dân tự chủ về phân bón, giảm thiểu rủi ro vào nguồn cung phân bón hóa học từ nước ngoài, giảm bớt chi phí đầu vào. Đồng thời giúp giảm thiểu những tác động về môi trường, thoái hóa đất, giảm phát đáng kể thải khí nhà kính so với phân bón hóa học…Đặc biệt, cùng với việc sản xuất lúa theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh, nếu khai thác tốt 160 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp hằng năm của cả nước sẽ có 40 triệu tấn phân bón hữu cơ vi sinh. Đây là con số rất lớn khi biết rằng nhu cầu phân bón hiện hữu của cả nước chỉ khoảng 11 triệu tấn/năm.

Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đặt mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh. Ảnh: L. Tuấn 

Tỉnh Kiên Giang hiện có tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 702.000 ha/năm. Sản lượng lương thực toàn tỉnh bình quân hàng năm khoảng 4,3 triệu tấn, là địa phương có nhiều lợi thế về ngành hàng lúa gạo chất lượng cao. Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, trong năm 2022 Kiên Giang xây dựng được 693 cánh đồng lớn với 109.332ha, trong đó có 502 cánh đồng lớn có gắn liên kết tiêu thụ, các cánh đồng còn lại đều có thương lái thu mua. Kiên Giang có 1.229ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ, 500ha đạt chứng nhận Global GAP, 1.195ha lúa đạt chứng nhận VietGAP, 2.507ha đạt tiêu chuẩn SRP xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Tỉnh mạnh dạn đăng ký sản xuất 200 nghìn ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh.

Tuy nhiên, địa phương này đang gặp khó trong tổ chức sản xuất cánh đồng lớn như sự liên kết giữa các tổ chức nông dân và doanh nghiệp thiếu bền vững, chưa gắn bó lâu dài trong liên kết sản xuất và tiêu thụ; chi phí tư vấn, chứng nhận lúa sản xuất đạt chuẩn cao, tổ chức nông dân không đủ khả năng tài chính để lo chi phí chứng nhận, doanh nghiệp phải chi trả nên giá lúa doanh nghiệp chênh lệch không nhiều so với sản xuất thông thường nên nhiều nông dân không duy trì sản xuất đạt chuẩn...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT thực hiện Đề án này với nhiều kỳ vọng. Trong đó, trồng lúa không chỉ mục tiêu cung cấp thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực mà còn sản xuất gạo thảo dược, nâng cao sức khỏe người tiêu dùng và trồng lúa làm nguyên liệu cho ngành năng lượng tái tạo, sản xuất cồn cho xăng sinh học. Các phụ phẩm như rơm rạ, trấu đều có thể được thu gom sử dụng. Áp dụng quy trình sản xuất bền vững, giảm phát thải khí nhà kính. Tổ chức lại sản xuất, thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức nông dân, tạo chuỗi giá trị bền vững.

Thứ trưởng nhấn mạnh, để triển khai hiệu quả đề án thì cần đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất, vận chuyển, chế biến và xuất khẩu. Vùng lúa chất lượng cao phải đảm bảo tăng trưởng xanh, đó là sản xuất lúa phải gia tăng giá trị, giảm phát thải khí nhà kính và mang lại công bằng xã hội, hài hòa về thu nhập, lợi ích mang lại. Áp dụng quy trình canh tác bền vững hơn, sử dụng nguyên liệu đầu vào theo hướng giảm phân bón hóa học, thuốc BVTV, lúa giống… Với hệ thống canh tác này, sản xuất lúa sẽ tiết kiệm tài nguyên, ít gây ô nhiễm môi trường và giảm phát thải. Tổ chức lại sản xuất theo hướng đẩy mạnh hợp tác, liên kết để giảm chi phí sản xuất, gia tăng giá trị từ các khâu liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

 

 

Lê Thanh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline