Hotline: 0941068156

Thứ năm, 23/01/2025 03:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ năm, 23/01/2025

Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với yêu cầu thị trường

Thứ ba, 17/01/2023 04:01

TMO - Thời gian tới, tỉnh Quảng Bình tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế của tỉnh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu...

Tại Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn, tỉnh Quảng Bình chú trọng đến nhiệm vụ hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Trong đó, tập trung  phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của từng vùng, địa phương theo nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm OCOP.

Theo đó, đối với nhóm sản phẩm cấp tỉnh, UBND tỉnh định hướng phát triển các nhóm sản phẩm chủ yếu như: lúa, cây ngô, lạc, sắn nguyên liệu, cao su, hồ tiêu, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, tôm, gỗ. Cụ thể, đối với sản xuất lúa, địa phương này nhấn mạnh đến mục tiêu giữ ổn định diện tích đất lúa, đặc biệt là đất sản xuất lúa 2 vụ. Quản lý nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa 2 vụ. Mở rộng diện tích giống chất lượng cao chiếm 70 - 75% diện tích gieo trồng, nâng tỷ lệ giống ngắn, cực ngắn ngày; đẩy mạnh chuyển đổi linh hoạt 2.200ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng, đối tượng khác có giá trị kinh tế cao hơn; phát triển sản xuất gạo hữu cơ và đa dạng các sản phẩm chế biến từ gạo và phụ phẩm của lúa gạo để tăng giá trị gia tăng.

Tỉnh Quảng Bình đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo hướng linh hoạt, hiệu quả. 

Mở rộng diện tích trên chân đất phù hợp, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô và nâng cao tỷ lệ sử dụng các giống cao sản. Mở rộng diện tích trồng lạc, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo đáp ứng cho các nhà máy, cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Nâng tỷ lệ giống năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp thâm canh.

Ổn định diện tích 6.300 - 6.500ha (kết hợp trồng thuần và trồng xen), thực hiện nghiêm quy trình canh tác bền vững, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ sắn (tinh bột, phụ phẩm sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học). Đa dạng cơ cấu các loại rau, quả, nhất là rau quả có lợi thế và thị trường tiêu thụ tốt, với diện tích 6.000 ha (trong đó có khoảng 100 ha sản xuất công nghệ cao).

Duy trì diện tích hiện có từ 8.000 - 10.000 ha, tập trung ở vùng ít bị ảnh hưởng của gió bão; tiếp tục chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả sang cây trồng, đối tượng khác có hiệu quả cao hơn (trong đó dành quỹ đất 300ha tập trung để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao), phấn đấu đến năm 2030 xây dựng 3-5 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa phương có tiềm năng, lợi thế. Tăng diện tích hồ tiêu trồng xen, xây dựng vùng sản xuất hồ tiêu tập trung, an toàn và chất lượng, gắn với đầu tư các cơ sở chế biến, phấn đấu diện tích trồng hồ tiêu ổn định 1.500 ha.

Tập trung đẩy mạnh phát triển cả số lượng, chất lượng theo hướng Zebu hóa và bò lai hướng thịt chất lượng cao. Chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cỏ, kết hợp sử dụng các phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi bò. Phấn đấu đến năm 2030, tổng đàn bò đạt 120.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai 70-75% tổng đàn, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 11.000 tấn. Phát triển đàn lợn ở quy mô hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, công nghiệp với các giống lợn ngoại có năng suất, chất lượng cao ở những nơi có điều kiện về đất đai. Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, hình thành vùng chăn nuôi tập trung gắn với chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống lợn bản địa, lợn lai giữa giống lợn ngoại và bản địa. Phấn đấu đến năm 2030, tổng đàn lợn đạt 370.000 con, trong đó lợn nái 40.000 con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 48.000 tấn.

Phát triển chăn nuôi gia cầm cả về số lượng và chất lượng, tăng tỉ trọng đàn gia cầm trong cơ cấu đàn vật nuôi. Phát triển chăn nuôi gà thả vườn ở các vùng gò đồi, vùng cát ven biển theo mô hình kết hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất giống gia cầm để chủ động nguồn giống trong tỉnh. Đến năm 2030, tổng đàn gia cầm đạt 5,5 triệu con, trong đó, đàn gà 3,5 triệu con, đàn thủy cầm 1,5 triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: 24.500 tấn, sản lượng trứng: 150 triệu quả.

Phát triển tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học; áp dụng công nghệ nuôi tôm tiên tiến, quy trình nuôi tôm bền vững, VietGAP, tiến tới áp dụng nuôi có trách nhiệm (CoC), phấn đấu đến năm 2030 diện tích tôm nuôi đạt trên 1.450 ha, sản lượng 6.500 tấn; tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Gỗ, sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ: Tập trung phát triển rừng trồng gỗ lớn gắn với quản lý rừng bền vững; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phấn đấu sản lượng nguyên liệu gỗ rừng trồng bình quân 500.000m3/năm. Tiếp tục kêu gọi hoàn thiện các nhà máy chế biến gỗ tinh, sâu gắn với các vùng trồng rừng tập trung. 

Quảng Bình đẩy mạnh phát triển tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học; áp dụng công nghệ nuôi tôm tiên tiến, quy trình nuôi tôm bền vững. 

Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình tập trung phát triển nhóm sản phẩm OCOP, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy tổ chức và đảm bảo giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, nhóm  thực phẩm (các sản phẩm rau sạch hữu cơ, sản phẩm chế biến từ nông sản như lúa gạo, lạc, tiêu, mật ong, thịt gà… các sản phẩm chế biến từ thuỷ sản (nước mắm, hải sản khô…); Các sản phẩm đồ uống có cồn (rượu trắng, rượu chưng cất, rượu sâm Bố Chính). Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Cà gai leo, nấm linh chi, tinh dầu sả, dầu tràm… hóm hàng thủ công mỹ nghệ: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre làm đồ nội thất - trang trí.

Nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch (gồm các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, giải trí,…) Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm để từng bước đẩy mạnh thương hiệu OCOP Quảng Bình. 

Để triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, thời gian tới tỉnh cơ cấu lại trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, tăng tỷ trọng rau các loại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo hướng linh hoạt, hiệu quả; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn; bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất chuyên trồng lúa. Áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ; khuyến khích sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học.

Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp; áp dụng các quy trình công nghệ hiện đại, chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đối xử nhân đạo với vật nuôi; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi; hỗ trợ chăn nuôi trang trại, nông hộ thân thiện với môi trường.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; kêu gọi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển chăn nuôi, phấn đấu tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2030 đạt trên 56%.    

Bảo vệ, phát triển bền vững diện tích rừng hiện có; quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng theo hướng nâng cao chất lượng rừng, giá trị đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen gắn với phát triển du lịch sinh thái; quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích rừng sản xuất, chú trọng phát triển rừng ven biển. Rà soát, chuyển diện tích đất lâm nghiệp trên thực tế không có rừng sang đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản kết hợp với sản xuất lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch... 

Phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển, hải đảo. Tăng cường khai thác thủy sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở trữ lượng nguồn lợi thủy sản; tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, ven bờ và khai thác nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái...

 

 

Nguyễn Thanh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline