Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 22:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam

Thứ năm, 14/04/2022 20:04

TMO - Hoa Kỳ đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam, với kim ngạch lên đến 11,9 tỷ USD trong năm 2021, chiếm 27,5% thị phần trong tổng giá trị hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 3 tháng đầu năm  nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Hoa Kỳ đạt tới 3,5 tỷ USD và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới. Trong số 11,9 tỉ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Hoa Kỳ trong năm 2021, riêng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường này đạt gần 8,8 tỉ USD, tăng 22,4% so với năm 2020. Tiếp theo là thủy sản, đạt trên 2,05 tỉ USD, tăng 26,2% so với năm 2020.

Ảnh minh họa 

Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng trái cây rất lớn. Quốc gia này đã cho phép nhập khẩu 7 loại quả tươi từ Việt Nam như thanh long, vú sữa, chôm chôm… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi sang Hoa Kỳ vẫn còn thấp dù những sản phẩm này được người tiêu dùng ở đây ưa chuộng. 

Đối với nhóm hàng trái cây và các thực phẩm khác, nông sản Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện chủ yếu phục vụ cho người gốc Việt và gốc Á, đa số các sản phẩm bán ra là sản phẩm khô. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới khai thác được thị trường người gốc Á - dù tỉ lệ người gốc Á ở Hoa Kỳ hiện vẫn chưa cao. Trong khi đó, thị trường người Hoa Kỳ bản địa và người Mỹ gốc Latin vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác nhiều, nên dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Hoa Kỳ còn rất lớn.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các nông sản tươi. Theo quy định của Mỹ, các mặt hàng nông sản tươi trước khi xuất khẩu sang nước này cần phải qua khâu chiếu xạ.

Hiện tại, Việt Nam mới chỉ có 2 kho chiếu xạ, điều này có thể dẫn đến ách tắc hàng hóa khi xuất khẩu số lượng lớn. Mặt khác, đối với một số mặt hàng tươi, chẳng hạn như vải, nhãn, thanh long, chiếu xạ cao có thể khiến quả nhanh bị nẫu, giảm chất lượng sản phẩm, khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ khó có thể cạnh tranh với hoa quả nhập khẩu từ các nước lân cận nước này.

Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp mức thuế chống phá giá chỉ xấp xỉ 60% đối với sản phẩm mật ong Việt Nam, so với con số dự kiến trước đây mà DOC đưa ra là 400%. Điều này có thể giúp người nuôi ong Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường mật ong Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Cùng với Hoa Kỳ, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt đứng thứ hai với gần 1,3 tỷ USD (chiếm 16,2% thị phần). Nhật Bản là thị trường đứng thứ ba với giá trị xuất khẩu đạt gần 586 triệu USD (chiếm 7,3%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,8% giá trị xuất khẩu). Thứ tư là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 376 triệu USD (chiếm 4,7%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn chiếm tới 51,6% giá trị xuất khẩu.

 

Lê Kiên

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline