Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 24/05/2025 05:05

Tin nóng

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Thứ bảy, 24/05/2025

Hòa Bình: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp

Thứ sáu, 23/05/2025 14:05

TMO - Tỉnh Hòa Bình xác định phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế. Trong những năm qua, việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn luôn được tỉnh quan tâm thực hiện bằng những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Mục tiêu phát triển kinh tế gắn với chuyển đổi xanh

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, tiến tới phát triển kinh tế xanh, tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” tầm nhìn vào năm 2050. Kế hoạch này đề ra 3 mục tiêu chính: Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất trồng trọt lợi thế từng vùng; tổ chức nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt, đảm bảo phát triển bền vững; xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc công bằng, bao trùm, nâng cao khả năng chống chịu.

Trên cơ sở định hướng quốc gia về tăng trưởng xanh, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã tham mưu cho tỉnh xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể hóa chủ trương phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn phù hợp với tình hình địa phương, như: Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; nhấn mạnh giải pháp khoa học công nghệ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp theo hướng xanh, tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu, gắn với ứng dụng công nghệ mới và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cao và chú trọng xây dựng môi trường sản xuất xanh trong các khu công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ.

Tập trung phát triển nông nghiệp sinh thái

Hòa Bình tập trung xây dựng, phát huy hiệu quả vùng động lực kinh tế của tỉnh (thành phố Hòa Bình, khu vực giáp ranh thành phố Hà Nội, ...); điều chỉnh hợp lý chiến lược các ngành kinh tế; ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Thực hiện tốt công tác xây dựng cơ chế, chính sách mở đường cho phát triển, thu hút đầu tư, chú trọng phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Công ty TNHH Phương Huyền Hòa Bình chú trọng nâng cao chất lượng trong sản xuất chế biến chè. 

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh gắn kết với công nghiệp chế biến, du lịch, nhất là những nông sản có thế mạnh; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Triển khai hiệu quả chương trình "mỗi xã một sản phẩm - OCOP", trong đó chú trọng 05 yếu tố: xây dựng thương hiệu, quy hoạch vùng nguyên liệu, vốn tín dụng, ứng dụng khoa học - công nghệ và phát triển thị trường. Tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu, phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu; đổi mới tư duy, không chờ khách hàng tìm đến mà chủ động đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng.

Bà Vũ Thị Anh Đào, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hòa Bình) cho biết: Có thể khẳng định, hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội. Hòa Bình nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn mở ra nhiều triển vọng hơn nữa cho sự phát triển bền vững. Năm 2024, tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 40%, Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) xếp thứ 44 trên cả nước. Chỉ số này phản ánh những nỗ lực và thành công ban đầu của tỉnh trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trong đó có đổi mới sáng tạo vì phát triển bền vững.  

Trong những năm qua, nhiều mô hình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận phương thức canh tác bền vững. Nhờ đó, hàng nghìn héc-ta chè, cây ăn quả, rau màu được chứng nhận VietGAP; nhiều trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP, hoạt động theo mô hình khép kín, tuần hoàn trong cung ứng giống, thức ăn, xử lý chất thải và tiêu thụ sản phẩm.

HTX 3T Farm trồng cây cam trên đất đã được xử lý sinh vật gây hại trong đất. 

Nhiều mô hình sản xuất xanh, tuần hoàn đã thành công ở quy mô thí điểm và cho kết quả tích cực. Từ đó, góp phần thực hiện đồng bộ chủ trương, giải pháp về tăng trưởng xanh, các sở ngành và địa phương đã và đang đẩy mạnh “xanh hóa” trong mọi lĩnh vực, từ công nghiệp, nông nghiệp đến tiêu dùng và lối sống.

Trong đó, HTX Nam dược Phúc Tâm An ( xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi) đã xây dựng chuỗi sản xuất dược liệu theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn: Cây dược liệu trồng tự nhiên không hóa chất, phụ phẩm nông nghiệp được Ủ làm phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi, tạo thành vòng tuần hoàn khép kín thuộc dự án nông nghiệp sinh thái (A4P) và Chuỗi giá trị bền vững của các bài thuốc thảo dược truyền thống nhằm cải thiện sinh kế của phú nữ người Dao đỏ tại tỉnh Hòa Bình.

Thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn

Mặc dù đã đạt được kết quả bước đầu, Hòa Bình cũng còn gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ kinh tế xanh và tuần hoàn. Cụ thể là việc nhân rộng các mô hình sản xuất xanh, tuần hoàn còn hạn chế; nhiều mô hình mới ở giai đoạn thử nghiệm, quy mô nhỏ, trong khi sản xuất truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Sản xuất nông nghiệp sạch, nhất là nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ còn quá ít ỏi; thói quen canh tác cũ và tâm lý ngại rủi ro khiến một bộ phận nông dân, doanh nghiệp chưa mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tuần hoàn. 

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất xanh mới ở giai đoạn khởi đầu nên một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa mặn mà; nguồn nhân lực và nghiên cứu chuyên sâu còn hạn chế; việc chuyển các kết quả nghiên cứu thành ứng dụng thực tiễn cũng gặp trở ngại do thiếu doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ mới, hoặc thị trường cho sản phẩm xanh còn chưa phát triển mạnh. Thêm nữa, việc cụ thể hóa thành chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi, thị trường cho sản phẩm tái chế… còn bất cập.

Từ thực tế trên, để tiếp tục thúc đẩy khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tỉnh Hòa Bình triển khai đồng bộ các giải pháp. Một trong những giải pháp quan trọng là hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghệ xanh. Tỉnh cần ban hành các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu tham gia vào lĩnh vực kinh tế xanh, tuần hoàn. 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lợi ích của sản xuất sạch, tuần hoàn nhằm thay đổi nhận thức người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, giúp họ từ bỏ thói quen canh tác cũ và áp dụng quy trình nông nghiệp sạch, có lối sống xanh. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ môi trường, quản lý tuần hoàn; bố trí, hỗ trợ nguồn lực tài chính cho khoa học công nghệ liên quan đến kinh tế xanh...

Đồng thời, tỉnh tăng cường cầu nối, kết nối các viện nghiên bảo vệ thực vật, viện thổ nhưỡng nông hóa với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu chuyển giao công nghệ phục vụ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong khâu sản xuất chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm thế mạnh của tỉnh. 

 

Nông Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline