Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 12/01/2025 21:01

Tin nóng

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Chủ nhật, 12/01/2025

Hiệu quả từ mô hình tích tụ đất đai, chuyển đổi ruộng đất

Thứ tư, 08/01/2025 06:01

TMO - Thời gian qua, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) đã đẩy mạnh việc tích tụ đất đai, chuyển đổi ruộng đất, mang lại những hiệu quả rõ rệt, góp phần tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung sản xuất quy mô lớn, tạo việc làm cho người dân lao động nông thôn.

Tính đến tháng 9/2024, huyện Cẩm Xuyên đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa với diện tích hơn 3.000 ha; chuyển đổi ruộng đất lần 3 với diện tích gần 1.000 ha, trong đó cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt gần 30%. Những cánh đồng đã chuyển đổi ruộng đất được địa phương và bà con nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đồng bộ về cơ giới hóa để triển khai vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, lúa hữu cơ... cho năng suất và chất lượng cao; tăng lợi nhuận trên cùng một đơn vị canh tác. Từ hiệu quả trên những cánh đồng đã chuyển đổi ruộng đất, người dân càng yên tâm tin tưởng và đồng thuận triển khai chủ trương.

Đặc biệt, sau khi tỉnh Hà Tĩnh kịp thời bổ sung, điều chỉnh Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025, các địa phương trong đó có huyện Cẩm Xuyên đã tiếp cận được chính sách hỗ trợ nên công tác chuyển đổi ruộng đất trên địa bàn được triển khai thuận lợi hơn. Toàn huyện phấn đấu sẽ chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2022 - 2025 đạt trên 30% tổng diện tích đất trồng lúa.

Chia sẻ về hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa, người dân tại thôn Hưng Lộc, xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên) cho biết, từ những ô thửa nhỏ với diện tích khoảng 1 sào/thửa, chỉ sau 1 tuần, máy móc đã gom lại thành những ô thửa lớn liền vùng, liền thửa. Bình quân mỗi thửa sau chuyển đổi ruộng đất đạt diện tích 1,5 ha. Lãnh đạo UBND xã Cẩm Hưng thông tin, diện tích chuyển đổi đợt này khoảng 21ha ở thôn Hưng Lộc.

UBND xã đã hoàn thành việc chuyển đổi ô thửa trên đồng và đang tiến hành đo đạc lại diện tích để tổ chức cho người dân bốc thăm. Sau chuyển đổi, diện tích sản xuất tăng lên 10 – 15%. Số diện tích này sẽ được chia cho những công dân sinh sau năm 1993 chưa được chia ruộng.

Công tác chuyển đổi ruộng đất được tập trung hoàn thành trước 15/1 để kịp xuống giống vụ xuân theo phương châm 4 cùng - cùng làm đất, cùng xuống giống, cùng chăm bón và cùng thu hoạch. Không riêng xã Cẩm Hưng, thời điểm này, xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) cũng đang hỗ trợ người dân thuê máy móc để triển khai tập trung, chuyển đổi 35 ha ruộng đất ở thôn Mỹ Am nhằm kịp xuống giống vụ Xuân năm 2025.

Sau khi được UBND huyện Cẩm Xuyên hỗ trợ về công tác đo đạc diện tích, xã đã tiến hành cho các hộ dân bốc thăm chia lại ruộng. Ruộng đất sau chuyển đổi trở nên bằng phẳng, liền vùng, liền thửa, tạo thuận lợi cho cơ giới hóa sản xuất nên khi bốc thăm, người dân ai cũng vui vẻ nhận ruộng. Lãnh đạo UBND xã Cẩm Quan chia sẻ, tập trung, tích tụ ruộng đất tại thôn Mỹ Am là điều kiện thuận lợi để địa phương chỉ đạo sản xuất vụ Xuân năm 2025.

Tích tụ dất đai, chuyển đổi ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, thu hoạch. (Ảnh minh hoạ). 

Sau khi hoàn thành công tác bốc thăm chia lại ruộng, xã sẽ chỉ đạo người dân thuê máy làm lại đất lần cuối để xuống giống vào ngày 13/1, đảm bảo tiêu chí “một cánh đồng, một giống, một thời vụ, một quy trình canh tác”, từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho người dân. Được biết, vụ Xuân năm 2025, toàn huyện Cẩm Xuyên có 7 xã (Nam Phúc Thăng, Cẩm Dương, Cẩm Quan, Yên Hòa, Cẩm Lạc, Cẩm Minh và Cẩm Hưng) triển khai tập trung, chuyển đổi ruộng đất với tổng diện tích 546,8 ha. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, huyện Cẩm Xuyên đã thực hiện chuyển đổi, tập trung, tích tụ ruộng đất đạt diện tích 1.491,3 ha.

Các diện tích dồn điền đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất đã khẳng định hiệu quả, tăng thu nhập cho người sản xuất từ 10-15% so với sản xuất truyền thống. Vụ Xuân năm 2025, huyện Cẩm Xuyên dự kiến gieo cấy gần 9.000 ha lúa. Với phương châm hình thành những cánh đồng lớn để sản xuất theo tiêu chí “một cánh đồng, một giống, một thời vụ, một quy trình canh tác”, huyện Cẩm Xuyên tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sử dụng công nghệ máy cấy, mạ khay liên kết theo chuỗi với doanh nghiệp tại các địa phương; xây dựng mô lúa cá hữu cơ tại xã Cẩm Quang và xã Cẩm Lạc…Đại diện Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết, nhờ chủ động về nguồn nước nên lịch gieo cấy của các địa phương đều triển khai đồng loạt cùng một thời điểm.

Theo đó, toàn huyện sẽ triển khai gieo cấy từ ngày 10/1 và kết thúc trước ngày 5/2. Ngoài các giống đại trà sản xuất nhiều năm, ổn định về năng suất như: Nếp 98, Khang Dân, Xuân Mai 12 thì huyện tiếp tục cơ cấu các bộ giống năng suất cao như: VNR20, BT09, HaNa số 7, Bắc Thịnh, ADI 168, Hà Phát 3…

Ở những vùng đã tập trung ruộng đất, huyện chỉ đạo một số địa phương liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao theo hướng hữu cơ, sản xuất cánh đồng lớn theo hướng hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, hình thành cánh đồng “một giống, một thời vụ, một quy trình canh tác” để nâng cao năng suất, giá trị cho bà con nông dân”.

Nhằm hỗ trợ nông dân tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, thời gian qua, các cấp chính quyền huyện Cẩm Xuyên đã đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua gắn với triển khai thực hiện các nghị quyết về hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai. Qua đó từng bước hình thành các cánh đồng mẫu lớn, mô hình nông nghiệp hiện đại theo hướng tập trung, quy mô lớn, góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân.

Với thế mạnh về nông nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Cẩm Xuyên nói riêng luôn xác định nông nghiệp là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế; trong đó tích tụ ruộng đất quy mô lớn được xác định là bước thứ hai sau dồn điền, đổi thửa nhằm thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vốn, đưa máy móc thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện để thực hiện thành công những mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp mà tỉnh đã đề ra.

 

 

Hồng Nhung

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline