Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Thứ tư, 27/03/2024 14:03

TMO - Tại tỉnh Long An, việc chuyển đổi cây trồng từ các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả góp phần mang lại hiệu quả cao cho chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An, kết quả chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây trồng hàng năm và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh năm 2023 khoảng 8.252ha, trong đó, chuyển đổi sang cây hàng năm khoảng 7.596ha, chủ yếu là dưa hấu 5.357ha, bắp 309ha, đậu phộng 245ha, cỏ voi 575ha, khoai mì 644ha, mè 465ha,... và chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 656ha, chủ yếu là chanh (201ha), khóm (150ha), dừa (65ha), mai vàng (50ha), mít (120ha), sầu riêng (50ha), xoài (10ha),...

Nhìn chung, hiệu quả kinh tế từ các mô hình chuyển đổi sang trồng cây ăn trái như chanh, mít, sầu riêng,... đều có lợi nhuận cao, từ 20-150 triệu đồng/ha (tùy mô hình). Riêng mô hình trồng sầu riêng, nông dân có lợi nhuận cao hơn, từ 400-600 triệu đồng/ha do giá sầu riêng năm nay cao hơn những năm trước, dao động từ 65.000-90.000 đồng/kg.

Qua đánh giá của ngành chức năng tỉnh, việc thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa đang mang lại kết quả rất khả quan, các mô hình chuyển đổi phù hợp với tình hình hạn, mặn, thời tiết, dịch bệnh. Nhiều cây trồng chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập của người dân tăng lên từ 1,5 - 3 lần so với trồng lúa, nhất là trên cây dưa hấu, rau màu, chanh, sầu riêng… đồng thời, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn góp phần giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên đơn vị diện tích, hạn chế được tình trạng hoang hóa đất nông nghiệp do tình trạng thiếu nước bỏ vụ kéo dài.

Hiện Long An đã cơ bản hình thành được 4 vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với những định hướng phát triển cụ thể, gồm có vùng phát triển lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; vùng phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và đa dạng hóa cây trồng; vùng phát triển nông nghiệp ven đô với định hướng phát triển sản xuất là thanh long xuất khẩu, lúa nếp, lúa đặc sản, rau an toàn, nuôi thủy đặc sản, bò sữa… và vùng chịu ảnh hưởng nặng của công nghiệp hóa và đô thị hóa với định hướng phát triển sản xuất là rau an toàn, nuôi bò sữa, bò thịt…

Một số địa phương trên địa bàn huyện Tân Hưng đẩy mạnh sản xuất cây mè trên đất lúa kém hiệu quả, cho hiệu quả kinh tế ổn định. 

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ngành Nông nghiệp huyện Tân Hưng đã giảm diện tích gieo sạ lúa kém hiệu quả, tăng diện tích trồng rau màu và cây ăn trái, đồng thời cải tạo vườn kém hiệu quả thành vườn chuyên canh và lập vườn mới trên các diện tích đất trồng lúa, rau màu kém hiệu quả. Việc chủ động chuyển một phần diện tích sang trồng cây có giá trị kinh tế cao bước đầu mang lại hiệu quả và tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao được giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích so với trồng lúa

Thời gian qua, cây mè cũng được nhiều nông dân huyện Tân Hưng chọn để chuyển đổi thay thế cho cây lúa. Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng, vụ mè Đông Xuân 2022-2023, nông dân gieo trồng trên 430ha, đến nay, đã thu hoạch trên 60ha. Theo nông dân trồng mè, năm nay, mè phát triển tốt, ít sâu, bệnh, năng suất bình quân đạt 0,8 tấn/ha, giá bán 42.000 đồng/kg, nông dân thu lợi nhuận gần 18 triệu đồng/ha. Ngoài ra, toàn huyện Tân Hưng hiện có trên 100ha mít, 14ha xoài, 15ha sầu riêng, 13ha bưởi,… Các diện tích này hầu hết đang trong giai đoạn thu hoạch và mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trồng lúa.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, từ năm 2022 đến nay, diện tích chuyển đổi cây trồng từ lúa, thanh long sang rau màu trên địa bàn huyện là 162ha và trồng cây lâu năm hơn 672ha. Với mục tiêu gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân, huyện Châu Thành tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh những loại cây trồng chủ lực như thanh long, lúa, dưa hấu, huyện còn phát triển các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như dưa lưới, đu đủ, mãng cầu,... Cùng với đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông và nâng cấp kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất theo hướng công nghệ cao, khép kín, có giá trị kinh tế lớn. 

Những năm gần đây, nông dân huyện Vĩnh Hưng cũng mạnh dạn cải tạo vườn tạp và diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, thích ứng với thị trường như cam, bưởi, sầu riêng,...UBND tỉnh giao chỉ tiêu cho huyện đến năm 2025 xây dựng vùng cây ăn trái với diện tích 2.250ha. Huyện phối hợp các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến nay, toàn huyện có trên 443ha cây ăn trái, chủ yếu là bưởi, sầu riêng, cam sành, xoài, ổi, mãng cầu, chanh,...

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỉnh Long An đã hình thành vùng phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, địa phương sẽ tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, coi trọng chất lượng, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và kết nối chặt chẽ với thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, Long An sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây trồng khác hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đồng thời vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả thích hợp với diễn biến nguồn nước và xâm nhập mặn để tăng hiệu quả sử dụng, tăng thu nhập cho bà con nông dân; đồng thời, tập trung triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2022-2025; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi thủy sản trên địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười...

Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi cây trồng an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, ngành nông nghiệp tỉnh Long An cũng khuyến cáo các địa phương vận động người dân chỉ chuyển đổi và phát triển các loại cây trồng khác theo đúng quy hoạch kết hợp phát triển hạ tầng tương ứng, bảo đảm tính thích nghi với điều kiện đất đai, nguồn nước; đồng thời, khuyến cáo người nông dân cần tập trung duy trì mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, nâng cao hơn nữa chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng, chuẩn hóa quy trình sản xuất từ lúc canh tác, thu hoạch đến chế biến, vận chuyển và phân phối.

Theo đánh giá Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 toàn quốc đã chuyển đổi khoảng 128.081 ha diện tích gieo trồng lúa sang các cây trồng khác, đạt 87,45% so với kế hoạch đã ban hành tại Quyết định số 470/QĐBNN-TT ngày 07/02/2023 (146.459,43 ha), trong đó diện tích trồng cây hàng năm đạt 90.336 ha; diện tích trồng cây lâu năm đạt 20.631 ha (tương đương 41.262 ha diện tích gieo trồng); diện tích trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 17.133 ha. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được các địa phương đánh giá rất tích cực, một số mô hình chuyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

 

Hương Giang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline