Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 10:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi bò theo hướng tuần hoàn, an toàn dịch bệnh

Thứ tư, 03/07/2024 14:07

TMO - Để hạn chế tối đa dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã áp dụng mô hình chăn nuôi bò theo hướng tuần hoàn. 

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng, mục tiêu năm 2024, Sóc Trăng sẽ tăng số lượng đàn bò thịt đạt 55.000 con và sản lượng thịt hơi đạt 3.000 tấn/năm, nâng chất lượng giống, tỷ lệ bò lai hướng thịt đạt 85%, đảm bảo 80% hộ chăn nuôi bò thịt có hệ thống xử lý chất thải hoặc có phương án tận dụng chất thải nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tại tỉnh Sóc Trăng, nếu trước đây các hộ dân tộc Khmer chỉ nuôi theo dạng nhỏ lẻ theo hình tức chăn thả thì nay chuồng trại đã được bà con xây dựng kiên cố, với số lượng lên đến hàng chục con bò. Theo nhận định từ lãnh đạo UBND xã Thạnh Thới An (huyện Trần Đề), trước đây chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu quy mô nhỏ lẻ. Nhưng hiện nay, mô hình gia trại đã bắt đầu chiếm ưu thế. Hộ nuôi từng bước đầu tư, chuyển đổi theo hướng tập trung đóng góp quan trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn. 

Để chăn nuôi bò khoẻ mạnh, ít dịch bệnh, các hộ nông dân trong bản làng đã áp dụng mô hình tuần hoàn chất thải. Đơn cử như tại hộ gia đình anh Thạch Ngọc Hùng ở ấp An Hòa 2, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, hiện gia đình anh Hùng đang có 33 con bò, đây là kết quả có được sau 3 năm phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn trồng lúa, thu rơm làm thức ăn nuôi bò, phân bò ủ thành phân bón hữu cơ để trồng cỏ, rồi tạo nguồn thức ăn thô xanh nuôi ngược lại bò. 

Trang trại chăn nuôi bò của anh Hùng được đầu tư kiên cố, thông thoáng, đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn bò. Ảnh: KA. 

Mỗi năm anh Hùng xuất chuồng khoảng 6 – 7 con bò tơ, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, với 46 công đất (1 công =1.000m2) đang trồng lúa, sau mỗi vụ thu hoạch, anh Hùng thuê máy cuộn rơm lại để bán. Cùng với thu nhập từ bò tơ thì nguồn rơm từ lúa sau thu hoạch cũng mang lại nguồn thu không nhỏ.

Để có được thành quả như hiện nay, anh Hùng đã được hỗ trợ đắc lực từ Dự án Phát triển chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng. Dự án đã hỗ trợ người dân nói chung và anh Hùng nói riêng về nguồn vốn xây dựng chuồng, tập huấn kỹ thuật nuôi, cách thức ủ phân… Bên cạnh đó với sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời từ cơ quan thú y xã, các loại dịch bệnh như viêm da nổi cục trên bò được khống chế. Đối với mô hình nuôi bò tuần hoàn thì tiêm vắcxin hay quy trình vệ sinh chuồng trại, rải vôi, lắp mùng để hạn chế muỗi tấn công đàn bò… là những việc làm thường xuyên.

Lãnh đạo UBND xã Thạnh Thới An thông tin thêm, công tác tiêm vắcxin phòng chống dịch bệnh cho đàn bò được hộ nuôi rất chú trọng. Hàng năm, huyện Trần Đề triển khai công tác tiêm phòng chia thành 2 đợt chính (từ tháng 3 đến giữa tháng 4 và từ tháng 9 đến giữa tháng 10) và 2 đợt phụ (các tháng còn lại). Qua đó, đảm bảo kiểm tra, rà soát những đàn bò chưa được tiêm phòng, thực hiện tiêm vét. Đồng thời, cấp phát thuốc sát trùng cho các hộ dân 2 lần/năm, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn bò.

Để hướng tới mục tiêu phát triển đàn bò nhanh mạnh, đảm bảo 80% hộ chăn nuôi bò thịt có hệ thống xử lý chất thải, thông qua nhiều nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương, các tổ chức quốc tế, tỉnh Sóc Trăng còn triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ, đầu tư cho hộ nuôi. Nhất là việc cải tạo giống bò của địa phương, nâng cao tầm vóc, lai tạo hướng thịt để nâng cao lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Riêng đối với công tác phòng chống dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng triển khai hàng loạt các giải pháp chủ động ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh trên đàn bò.

Mô hình nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn TP.Sóc Trăng. Ảnh: AH 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết, ngoài hướng dẫn hộ nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, công tác tiêm phòng vacxin phải bảo đảm thực hiện tốt. UBND tỉnh Sóc Trăng  cũng kịp thời bố trí các nguồn lực, kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Từ đó, ngành chăn nuôi và thú y triển khai nhanh, hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật. Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học ngày càng được nhân rộng trong hộ nuôi. Điều này chứng tỏ, bà con rất tâm huyết, trách nhiệm và ý thức chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Theo Kế hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, địa phương cũng xác định rõ phát triển đàn bò thịt, bò sữa theo hướng công nghiệp, trang trại công nghệ cao với các giống cao sản và giống địa phương có tính tiềm năng.

Trong đó, đến năm 2030, Sóc Trăng sẽ duy trì ổn định tổng đàn bò thịt khoảng 105.000 con và bò sữa đạt quy mô từ 12.000 con. Đặc biệt, 70 – 80% đàn bò sữa phải liên kết với các HTX nông nghiệp, cho sản lượng sữa đạt 22.000 tấn/năm. Và đến năm 2045, ngành chăn nuôi Sóc Trăng kỳ vọng trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nội thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Sóc Trăng đang nỗ lực thực hiện Kế hoạch số 88/KH-UBND, ngày 16/6/2021 về phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, trong đó phấn đấu phát triển đàn heo, đàn bò thịt, bò sữa chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, trang trại công nghệ cao với các giống cao sản và giống địa phương có tính tiềm năng. Việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng như xu hướng chăn nuôi tuần hoàn chất thải là giải pháp tối ưu giúp người dân tận dụng được những phế phẩm từ chất thải của bò, đồng thời giảm thiểu dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. 

 

 

Hoài An

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline