Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Thứ hai, 24/07/2023 13:07

TMO - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa góp phần đa dạng hóa sản phẩm cây trồng, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tăng hiệu quả sản xuất. Nhờ vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đã gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bình Định dành hơn 44 tỷ đồng để hỗ trợ công tác chuyển đổi cây trồng, nhất là từ đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cạn. Năm 2022, toàn tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm được là 3.078 ha, chuyển đổi sang cây trồng như cây lạc 1.047 ha, rau màu 917 ha, cỏ chăn nuôi 541 ha, ngô 442 ha, cây mè 104 ha, đậu đỗ 27 ha.

Chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa có lợi nhuận cao hơn so với trồng lúa, các mô hình chuyển đổi trên đất lúa có hiệu quả cao như: chuyển sang sản xuất lạc lợi nhuận cao hơn khoảng 23 triệu đồng/ha; chuyển sang trồng ngô lợi nhuận cao hơn 3 triệu đồng/ha; chuyển sang trồng mè lợi nhuận cao hơn 9 triệu đồng/ha so với trồng lúa. Ngoài ra, chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa tiết kiệm nguồn nước tưới, luân canh cây trồng góp phần cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh hại.

Trên diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi sang trồng ngô với lợi nhuận cao hơn. 

Nhằm ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, thời gian qua, huyện Phù Cát đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một số diện tích sản xuất lúa không đảm bảo nước tưới sang các loại cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao và chuyển từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm ở những địa phương có điều kiện.

Theo đó, qua 2 vụ sản xuất Đông Xuân và Hè Thu 2023, toàn huyện đã chuyển 2.835 ha đất lúa và đất màu kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn như: Đậu phụng, bắp lai, mè, hành, dưa hấu…, đạt 91,5% kế hoạch năm và tăng 275 ha so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, chuyển từ 3 vụ lúa kém hiệu quả sang sản xuất chuyên canh 2 vụ lúa/năm, lũy kế đến nay đạt 4.390 ha, tăng 257,7 ha so với cùng kỳ. Diện tích chuyển đổi tập trung chủ yếu ở các xã: Cát Hanh, Cát Hải, Cát Trinh, Cát Tài, Cát Tân, Cát Tường, Cát Hiệp…

Theo đánh giá sơ bộ, hiệu quả kinh tế khi thực hiện chuyển đổi từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm và chuyển đất lúa thiếu nước, đất màu kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng cạn cao hơn 2 - 3 lần so với sản xuất lúa trên cùng chân đất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có tính hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.

Tây Sơn là huyện trung du của tỉnh Bình Định, có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, nhất là trong mùa nắng nóng. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp ở huyện Tây Sơn ngày càng bất thuận do hạn hán. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, những năm qua, Tây Sơn đã tăng diện tích trồng mè (vừng) trên địa bàn, vì mè là loại cây chống chịu hạn rất tốt, ít có nhu cầu sử dụng nước tưới, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước tưới, đất sản xuất mía, mì (sắn) kém hiệu quả.

Qua thực tế sản xuất tại mô hình thí điểm trên địa bàn xã Tây Giang, huyện Tây Sơn cho thấy, cây mè có thời gian sinh trưởng ngắn với 75 ngày, sinh trưởng, phát triển ổn định trong điều kiện khô hạn, thể hiện tính chịu hạn cao. Về hiệu quả kinh tế, trên cùng diện tích chi phí đầu tư trồng mè V36 là 2.184.275 đồng/sào, còn đối với ruộng trồng mì là 1.703.275 đồng/sào. Năng suất mè đạt 65 kg/sào và giá bán tại thời điểm đạt 58.000 đồng/kg; năng suất mì cùng chân đất: 1.200 kg/sào nhưng giá bán thấp (2.100 đồng/kg) nên lợi nhuận ruộng mô hình mè đạt cao hơn so với trồng mì là 768.000 đồng/sào. Thu nhập mô hình trồng mè đạt 2.335.725 đồng/sào, cao hơn so với ruộng ngoài mô hình (trồng mì) là 1.566.725 đồng/sào. 

Việc thí điểm chuyển đổi sang trồng mè tại huyện Tây Sơn cho hiệu quả kinh tế ổn định hơn. 

Huyện Phù Mỹ là địa phương thiếu nước tưới nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, theo đó toàn bộ diện tích chuyển đổi đều hướng tới trồng các cây trồng chịu hạn (mè, đậu, cây ăn trái) để tận dụng tối đa nguồn nước. Trong năm nay, huyện thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng với tổng diện tích 894 ha, trong đó chuyển từ diện tích sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng khác 93 ha; chuyển đổi từ đất lúa 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ ổn định 801 ha.  Phù Mỹ đang lên kế hoạch chuyển đổi một số diện tích ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng ớt, đồng thời quy hoạch vùng chuyên canh ớt, chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, xây dựng mã số vùng trồng đối với cây ớt.

Theo thống kê của ngành chức năng tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020, Bình Định đã thực hiện chuyển đổi được gần 7.400 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn. Quá trình chuyển đổi sản xuất ở trên đã mang lại lợi ích lớn cho nông dân, nhất là khi cây trồng cạn mang lại hiệu quả kinh tế tăng từ 4 - 23 triệu đồng/ha so với cây lúa.  

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT) đã phối hợp với các địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2023 theo từng mùa vụ, đảm bảo việc chuyển đổi phù hợp với từng địa phương, điều kiện sản xuất. Diện tích sản xuất lúa của tỉnh cả năm là 92.830 ha, trong đó vụ Ðông Xuân 47.050 ha, vụ Hè Thu 42.120 ha, vụ Mùa 3.660 ha.

Về cơ bản, việc chuyển đổi diện tích đất lúa không có nhiều thay đổi, chủ yếu chuyển từ 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc để đảm bảo an ninh lương thực. Cùng với đó, ưu tiên ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến như IPM, ICM, SRI vào sản xuất, xây dựng các mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm, sản xuất hữu cơ, VietGAP. Việc chuyển đổi năm nay tập trung mạnh vào nhóm cây trồng cạn, nhằm nâng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị sản xuất. Các địa phương thực hiện chuyển đổi từ lúa, mì, mía kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu phụng, rau màu các loại…

Ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ ưu tiên chuyển đổi loại cây trồng phù hợp khả năng cấp nước, điều kiện tự nhiên của địa phương; thay các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang các loại có hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng lợi nhuận trên cùng một đơn vị diện tích; vùng chuyển đổi được xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu…

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phụ thuộc lớn vào đặc điểm của từng vùng miền để phát huy hiệu quả. Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi phù hợp với từng nơi. Ở khu vực miền núi, các vùng thiếu nước, việc chuyển đổi ưu tiên cho cây trồng lâu năm, đồng thời có thể tính toán xen canh cây trồng thích hợp; ở các vùng đất ổn định về nguồn nước, chuyển đổi ưu tiên cho các cây hoa màu như bắp, đậu phụng, rau các loại.

Giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT giao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cả giai đoạn và từng năm nhằm đảm bảo quá trình thực hiện hiệu quả. Trước mắt, Chi cục tập trung vào 3 địa phương có diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng lớn gồm: Phù Cát, Tây Sơn, Hoài Ân.

Trong đó, huyện Tây Sơn và Phù Cát tập trung cho chuyển đổi sang trồng đậu phụng áp dụng quy trình canh tác hợp chuẩn VietGAP, hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Với đậu phụng, ưu tiên sản xuất các giống đậu phụng làm nguyên liệu ép dầu; vùng sản xuất quy hoạch tập trung áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm.

Ðồng thời, Chi cục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình thu hoạch đậu phụng bằng phương tiện cơ giới để hoàn thiện quy trình từ sản xuất tới thu hoạch bằng máy móc cho cây đậu phụng. Với huyện Hoài Ân, chuyển đổi từ đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Các địa phương khác tổ chức triển khai chuyển đổi theo kế hoạch đã ban hành thực hiện hằng năm.

 

 

Thu Giang 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline