Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 13:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Hiệu quả từ bẫy đèn thông minh trong kiểm soát côn trùng

Thứ sáu, 03/05/2024 07:05

TMO - Việc lắp đặt và vận hành trạm giám sát côn trùng, bẫy đèn thông minh để phục vụ công tác dự tính dự báo, bảo vệ thực vật đã được tỉnh Vĩnh Long triển khai tại xã Mỹ Lộc (huyện Tam Bình), mang lại nhiều hiệu quả, tiện ích trong việc bảo vệ cây trồng.  

Trong vụ Đông Xuân 2023-2024 có khoảng 1.000ha có rầy nâu bộc phát ở một số tỉnh, đối với cả khu vực ĐBSCL có 10.000ha có rầy. Việc phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để diệt rầy nâu hay các loại sâu bệnh rất tốn kém. Bên cạnh đó rầy nâu còn tăng nguy cơ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có thể lan rộng trên cây lúa.

Để giải quyết được thực trạng trên, đồng thời kiểm soát được lượng côn trùng gây hại, có kế hoạch xử lý kịp thời, thời gian qua nhiều tỉnh thành đã hoàn thiện lắp đặt hệ thống bẫy đèn thông minh. Qua dữ liệu thu thập từ hơn 300 bẫy đèn của các tỉnh ở phía Nam cho thấy rằng, sự di trú của rầy nâu hoặc một số côn trùng gây hại thường dựa theo hướng gió/tốc độ gió, phân bố giai đoạn sinh trưởng cây trồng của mùa vụ. Bẫy đèn được lắp đặt tại vùng trọng điểm sản xuất lúa và cây trồng, có thể dự báo cho cả một cánh đồng vài nghìn hecta, giúp nhiều địa phương có lịch xuống giống, sử dụng các biện pháp bảo vệ cây trồng hiệu quả cao, tiết kiệm được chi phí.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, năm 2023 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai thực hiện lắp đặt thí điểm bẫy đèn giám sát côn trùng thông minh tại xã Mỹ Lộc (huyện Tam Bình) để thay thế dần hệ thống bẫy đèn truyền thống ở địa phương. Bẫy đèn là một công cụ dùng để thu hút rầy nâu trưởng thành và một số côn trùng có đặc tính hướng sáng hỗ trợ việc giám sát dịch hại cây trồng.

Bẫy đèn thông minh có dãy ánh sáng có nhiều màu (gồm xanh lá, xanh dương, UV và trắng- có thể điều chỉnh được) giúp tăng khả năng dẫn dụ đa dạng các loại côn trùng vào bẫy; thu thập dữ liệu hình ảnh côn trùng bằng camera và truyền tải hình ảnh ghi nhận về trung tâm phân tích dữ liệu.

Hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể nhận dạng, phân biệt được 103 loài côn trùng có thể thay thế hoàn toàn việc theo dõi thủ công hàng đêm của cán bộ kỹ thuật từ đó giảm sức lao động trong khâu nhận dạng và đếm số lượng côn trùng vào bẫy, dữ liệu trực tiếp tại điểm truy cập, hạn chế sai sót qua các khâu trung gian (nhận diện, đếm, nhập dữ liệu các công đoạn báo cáo...), dễ dàng truy cập và quản lý, giúp cho công tác dự tính, dự báo trở nên nhanh chóng, kịp thời.

Thông qua bẫy đèn thông minh giúp người dân phòng trừ các đối tượng gây hại trên cây trồng. Ảnh: TL.

So với bẫy đèn truyền thống, bẫy đèn thông minh thu hút được đa dạng các loại côn trùng trên lúa như thành trùng sâu keo, sâu năn,...), trên cây ăn trái và rau màu (kiến vương, bọ hung, bướm sâu keo...). Bên cạnh đó bẫy đèn thông minh cũng thu hút được số lượng côn trùng lớn hơn. Ngoài ra, bẫy đèn còn có các thiết bị quan trắc khí tượng thời tiết (đo nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió, hướng gió và cảm biến mưa trong ngày).

Chỉ cần sử dụng điện thoại, thông qua các phần mềm ứng dụng, các thông số, dữ liệu sẽ được gửi về dưới dạng dạng excel, thể hiện chi tiết theo ngày, tháng, năm, theo đối tượng cần trích xuất dữ liệu, giúp người dân dễ dàng khai thác dữ liệu tổng hợp báo cáo. Kết quả phân tích cuối cùng sẽ được trả về dưới dạng biểu đồ trực quan, thể hiện rõ tương quan giữa sâu rầy gây hại và thiên địch có lợi, từ đó giúp người nông dân có cái nhìn tổng quát và nhanh chóng về mức độ cân bằng của hệ sinh thái ngay trên điện thoại thông minh mà không phải ra tận cánh đồng, để người dân xác định có cần phun thuốc hay không và lựa chọn phương thức xử lý kịp thời.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhìn chung, việc lắp đặt bẫy đèn thông minh tại xã Mỹ Lộc (huyện Tam Bình), ngoài việc giúp nông dân chủ động phòng trừ các đối tượng gây hại đạt hiệu quả cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường về phun thuốc BVTV, tăng sức khỏe cộng đồng dân cư nông thôn; còn góp phần hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước cho ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật của tỉnh.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng hệ thống bẫy đèn thông minh, kết hợp với các phương thức mang lại độ chính xác cao khác, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long đã dự báo được tình hình sâu bệnh trong vụ lúa hè thu (từ ngày 19/4-3/5). Theo đó diện tích lúa bị bọ trĩ (bù lạch), diện tích nhiễm 29 ha, giảm 218 ha so với tuần trước, gây hại trà lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, với mật số phổ biến 500-1.000 con/m2. Phân bố rải rác các xã của huyện Tam Bình, Vũng Liêm.

Sâu cuốn lá gây hại trên diện tích 508 ha, tăng 371 ha so với tuần trước, gây hại trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, với mật số phổ biến 10-20 con/m2. Phân bố rải rác các xã huyện Long Hồ, Bình tân, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Minh. Trong giai đoạn từ ngày 26/4-3/5 rầy nâu xuất hiện trên đồng, phổ biến là rầy trưởng thành và rải rác rầy cám mới nở (tuổi 1) gây hại chủ yếu ở mức nhẹ trên trà lúa mạ đến đòng trổ.  Sâu cuốn lá sẽ có khả năng xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ. Chú ý những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, phun thuốc trừ sâu sớm đầu vụ có khả năng bị hại ở mức trung bình. 

Trong tình hình rầy nâu, sâu bệnh gây hại mang nhiều mầm bệnh cho cây lúa, hoa màu làm ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất thu hoạch thì vai trò của bẫy đèn thông minh để theo dõi sự di trú của rầy nâu và côn trùng gây hại, từ đó lên kế hoạch diệt trừ phù hợp, kịp thời là hết sức quan trọng và cần thiết.  

 

 

Hồng Vân

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline