Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 16:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Hiệu quả mô hình khuyến nông cộng đồng trong phát triển cà phê

Thứ bảy, 18/11/2023 06:11

TMO - Thông qua các tổ khuyến nông cộng đồng, các vùng nguyên liệu cà phê tại khu vực Tây Nguyên đang góp phần thúc đẩy sản xuất đạt tiêu chuẩn, hướng đến phát triển bền vững ngành hàng cà phê. 

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích cà phê cả nước là hơn 710 nghìn ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha, cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng chiếm 91,2% về diện tích và 93,2% về sản lượng cà phê cả nước. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2021, diện tích và năng suất cà phê cả nước đều tăng, trong đó diện tích cà phê tăng 28,1%, năng suất tăng 31,2% và sản lượng tăng 67,7%. Mặc dù diện tích canh tác cà phê tại khu vực miền núi phía bắc tăng nhanh, nhưng diện tích cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn tăng và là vựa cà phê lớn nhất của cả nước với mức tăng 31,8%.

Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê ở Tây Nguyên hiện đang gặp khó khăn và thiếu bền vững, quy mô manh mún, nhỏ lẻ, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý; khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường tiêu thụ; người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra, nên thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình...

Từ thực tế đó, thực hiện chủ trương tiếp tục coi cà phê là một trong những cây trồng chủ lực quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình Tổ khuyến nông cộng đồng…Mục tiêu của đề án là củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo hướng mở rộng đa chức năng dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu khuyến nông Việt Nam, đa dạng các hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản… 

Thông qua các tổ khuyến nông cộng đồng, các vùng nguyên liệu cà phê tại khu vực Tây Nguyên đang góp phần thúc đẩy sản xuất đạt tiêu chuẩn. 

Sau gần 2 năm triển khai thí điểm, Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” đã mang về thành quả nhất định. Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, sau gần 2 năm triển khai đề án thí điểm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đến nay đã có 26 tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập tại 13 tỉnh; trong đó có 8 tổ tại 4 tỉnh Tây Nguyên có vùng nguyên liệu cà phê lớn gồm Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum và Đắk Nông.

Các tổ khuyến nông cộng đồng này đã liên kết chặt chẽ cùng các chuyên gia, doanh nghiệp và nhà chuyển giao công nghệ để kết nối, tư vấn và chuyển giao kỹ thuật cho các hợp tác xã và người nông dân. Qua đây, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và giá trị gia tăng của cà phê, đồng thời hỗ trợ các hợp tác xã và người nông dân tiếp cận thị trường, tín dụng và các chương trình, dự án liên quan. 

Trong đó, mô hình khuyến nông cộng đồng tại tỉnh Kon Tum được đánh giá cao nhờ việc đồng hành cùng gần 400 hộ dân, sản xuất 2000 tấn cà phê nhân tiêu chuẩn 4C-một bộ quy tắc sản xuất cà phê bền vững được công nhận quốc tế. Từ đó, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế và nâng cao đời sống người nông dân. Tại tỉnh Kon Tum 2 tổ khuyến nông cộng đồng đã ký hợp đồng liên kết với đơn vị và biên bản thỏa thuận hợp tác với 373 hộ nông dân trong sản xuất và bao tiêu gần 2.000 tấn cà phê nhân 4C. Đơn vị này đã hỗ trợ toàn bộ chi phí kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận 4C cho các hộ nông dân. Nhờ có sự hỗ trợ của tổ khuyến nông cộng đồng người nông dân đã có thêm kiến thức và kỹ năng trong sản xuất cà phê bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Đồng thời, người nông dân cũng được bảo đảm thu nhập ổn định, góp phần phát triển ngành hàng cà phê Tây Nguyên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề án thí điểm tổ khuyến nông cộng đồng cũng gặp nhiều khó khăn:  Trong đó, việc thảo luận và xây dựng quy chế chưa thực sự dân chủ, thiếu sự thảo luận và đóng góp của khuyến nông viên cộng đồng, chính quyền địa phương... nên đôi khi quy chế này được xây dựng mang tính hành chính. Mặt khác, do mới được thành lập và đi vào hoạt động nên các tổ khuyến nông cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động, chưa thực hiện được 4 nhóm nhiệm vụ về liên kết thị trường, tư vấn HTX, đào tạo nông dân về chuyển đổi số.

Trên thực tế, các tổ khuyến nông cộng đồng chủ yếu làm nhiệm vụ kết nối các bên. Bên cạnh đó, các thành viên trong tổ khuyến nông cộng đồng còn hạn chế về kiến thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là kiến thức về phát triển thị trường, quản trị HTX, liên kết theo chuỗi giá trị, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.... Ngoài ra, các tổ khuyến nông cộng đồng còn gặp khó khăn do thiếu các trang thiết bị đào tạo và kinh phí làm việc để thực hiện nhiệm vụ.

Các địa phương trong vùng tiếp tục khắc phục khó khăn, phát huy hiệu quả của các tổ khuyến nông cộng đồng. Ảnh: CL. 

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Gia Lai, khó khăn lớn nhất của các tổ khuyến nông cộng đồng là kinh phí hoạt động. Hiện các tổ khuyến nông cộng đồng có nguồn thu nhưng chưa thực sự đảm bảo nguồn kinh phí để hoạt động hiệu quả. Trước khó khăn trên, Gia Lai đã xây dựng kế hoạch khuyến nông để hỗ trợ các chính sách cho các tổ khuyến nông cộng đồng. Trong đó, lồng ghép với các tổ khuyến nông cộng đồng để hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn, xây dựng bao bì nhãn mác cho thương hiệu cà phê. Hỗ trợ các chính sách phát triển hợp tác xã và các sản phẩm OCOP (chương trình "mỗi xã một sản phẩm"), chính sách tín dụng gắn với các tổ khuyến nông cộng đồng.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, sau gần 2 năm triển khai, tổ khuyến nông cộng đồng đã có kết quả đạt được ngoài mong đợi, vượt qua khuôn khổ của một đề án thí điểm. Hiện nay, các địa phương đang vào cuộc tích cực, đặc biệt các vùng nguyên liệu cà phê, các tổ khuyến nông cộng đồng đã phát huy hiệu quả rất tốt. Thời gian tới để tiếp tục nâng cao hiệu quả các tổ khuyến nông cộng đồng trong phát triển bền vững cà phê tại Tây Nguyên các địa phương cần tuyên truyền, đào tạo, tổ chức các hội nghị đầu bờ, hội thảo, tham quan; tạo cơ chế hỗ trợ trong quá trình sản xuất, hỗ trợ giá bán và đầu mối với các hợp tác xã thông qua Tổ khuyến nông cộng đồng.

Tăng cường kết nối giữa hợp tác xã, tổ hợp tác, Tổ khuyến nông cộng đồng, doanh nghiệp tổ chức sản xuất và thực hiện dịch vụ khoa học cộng nghệ, sử dụng vật tư có trách nhiệm, giống, kỹ thuật canh tác, tái canh cà phê bền vững, sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chứng nhận… giảm chi phí đầu vào; nâng cao năng lực cho các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện có và bổ sung cán bộ có trình độ, năng lực để duy trì và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm; kết nối thông tin, đối thoại thường xuyên giữa người sản xuất cà-phê, hợp tác xã, Tổ khuyến nông cộng đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra…

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tiếp tục tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, huấn luyện, mời gọi các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau để giúp tổ khuyến nông cộng đồng làm sao tiếp cận được với các phương pháp mới, có đầy đủ các trang thiết bị giúp cho hoạt động sản xuất hiệu quả. Đồng thời, ghi nhận những ý kiến đóng góp từ các bên liên quan để dần hoàn thiện các cơ chế, chính sách và đưa ra những giải pháp cụ thể hơn giúp cho các tổ khuyến nông cộng cộng phát huy hiệu quả, hướng đến nhân rộng mô hình này ra khắp cả nước.

 

 

Hồng Thảo

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline