Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/12/2024 06:12

Tin nóng

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Thứ năm, 12/12/2024

Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi thuỷ sản trong rừng ngập mặn

Thứ hai, 09/12/2024 06:12

TMO - Với điều kiện tự nhiên, sinh thái thuận lợi, vó vùng nước mặn, nước lợ rộng lớn kết hợp với rừng ngập mặn ven biển, mô hình nuôi thuỷ sản trong rừng ngập mặn của người dân tỉnh Trà Vinh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo tồn hệ sinh thái ven biển, tăng cường khả năng giữ đất, phòng chống sạt lở, tăng độ che phủ rừng…

Rừng ngập mặn không chỉ bảo vệ ven bờ biển; mà còn được ví như một “lá phổi xanh” thanh lọc nguồn nước, môi trường... đặc biệt giúp người dân Trà Vinh nuôi trồng thuỷ sản ngay dưới tán rừng.

Tính đến cuối năm 2023, tỉnh Trà Vinh có 9.620 ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 4,10% diện tích tự nhiên của tỉnh. Rừng của tỉnh Trà Vinh chủ yếu là rừng ngập mặn và là một trong những hệ sinh thái đặc trưng của tỉnh và khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Do việc khai thác, chuyển đổi rừng sang phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai (triều cường gây sóng to, gió lớn gây sạt lở rừng) dẫn đến giảm diện tích rừng tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tỉnh Trà Vinh đã và đang đẩy mạnh công tác trồng rừng để khôi phục, bảo tồn và phát triển rừng. Đặc biệt là khuyến khích, hỗ trợ người dân nuôi trồng thuỷ sản ngay dưới tán rừng ngập mặn.

Do đó, kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng nghìn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản. Mô hình này vừa giúp nông dân thu nhập bền vững, vừa góp phần tích cực tăng độ che phủ của rừng, phát triển tốt hệ sinh thái vùng ngập mặn tỉnh Trà Vinh.

Theo chia sẻ của một số người dân tại xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, với diện tích khoảng 04 ha đất ngập mặn người dân đã trồng các loại cây rừng, như đước, sú, mắm,  theo tỷ lệ 40 % rừng – 60 % mặt nước ao để tạo bóng mát làm nơi trú ngụ cho tôm, cá, cua biển,...Toàn bộ diện tích mặt nước rừng – thủy sản  được người dân bố trí nuôi mỗi năm khoảng 50.000 con tôm sú giống và 8000 con cua biển giống.

Toàn bộ quá trình nuôi chỉ tốn tiền mua con giống, chi phí thức ăn không đáng kể nên thu nhập mỗi năm khoảng trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm, người dân còn thu nhập thêm vài chục triệu đồng từ nguồn cá đối, cá bóng,... tự nhiên từ bên ngoài theo hệ thống cống cấp và thoát nước vào sinh sống. Còn tại xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, người dân cũng cho biết, với khoảng 5 ha thực hiện mô hình rừng – thủy sản nuôi kết hợp tôm sú, tôm thẻ, cua biển và cá,... mỗi năm, người dân thả nuôi 55.000 con tôm giống, 10.000 con cua biển và thu nhữ nguồn cá tự nhiên.

Nhờ sản phẩm tôm, cua , cá nuôi trong môi trường sinh thái, giá bán luôn cao hơn 20 % so với các loại thủy sản nuôi công nghiệp, nên nguồn thu lợi nhuận ròng mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, do điều kiện đất sản xuất có nhiều con rạch chia cắt, nguồn vốn có hạn không đủ để đầu tư thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao nên người dân dần chuyển sang lên bờ bao và trồng cây đước để sản xuất mô hình rừng – thủy sản.

Nuôi thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn chi phí chăn nuôi thấp, ít dịch bệnh, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. (Ảnh minh hoạ). 

Nhờ có cây rừng được bố trí ven ao và trong ao  đúng kỹ thuật để tạo bóng mát làm nơi trú ẩn khi gặp thời tiết nắng nóng, lúc mưa nhiều dài ngày, nên các loại thủy sản sinh trưởng tốt, không dịch bệnh. Đại diện Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duyên Hải thông tin, nhiều năm nay, toàn huyện có khoảng hơn 1.000 hộ dân sản xuất mô hình rừng – thủy sản, với tổng diện tích khoảng 865 ha.  

Lợi thế mô hình rừng – thủy sản là nông dân không lo về dịch bệnh thủy sản, chi phí thức ăn giảm đến hơn 80%. Nông dân chủ động được trong thu hoạch để chọn lựa tôm, cá đạt kích cở loại I bán được giá cao, không bị động thu hoạch khi gặp giá thị trường giảm thấp.  Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 5.750 ha được nông dân ở các huyện vùng ven biển Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành tổ chức nuôi kết hợp rừng – tôm cùng một số loài cá sống vùng nước mặn và lợ.

Tỉnh Trà Vinh luôn khuyến khích nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh nhân rộng mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản để ứng phó với tác động xấu của biến đổi khí hậu, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái. Tỉnh đã quy hoạch hơn 23.980 ha đất vùng ven biển để bố trí phát triển diện tích rừng khoảng 12.250 ha, diện tích còn lại gần 11.730 bố trí dành cho nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân trồng rừng để phát triển diện tích sản xuất rừng – thủy sản. Hộ nông dân và các tổ chức khi trồng rừng (cây đước) trên đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp theo các qui định của pháp luật hiện hành đạt diện tích từ 0,3 ha trở lên sẽ được tỉnh hỗ trợ 50% tiền mua cây giống, nhưng không quá 37 triệu đồng/ha.

Chính sách của tỉnh nhằm góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, vừa tạo sinh kế bền vững cho hộ dân vùng ven biển. Bên cạnh đó, tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.

Mục tiêu của tỉnh phát triển rừng ngập mặn đến năm 2025 đạt diện tích khoảng 12.250 ha, đạt độ che phủ rừng 4,2%, tạo môi trường sinh thái tốt và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới biển.

Song song với trồng mới diện tích rừng, tỉnh tiếp tục thực hiện giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng để vừa đảm bảo tăng tỷ lệ độ che phủ vừa tạo việc làm cho người dân lao động nông thôn có thể nuôi trồng thuỷ sản, có thu nhập ổn định dưới tán rừng.

 

 

Trà My

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline