Hotline: 0941068156

Thứ hai, 23/06/2025 01:06

Tin nóng

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Thứ hai, 23/06/2025

Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Chủ nhật, 18/05/2025 06:05

TMO - Huyện Phú Lộc (TP. Huế) đang ghi nhận sự tăng trưởng rõ nét trong hiệu quả kinh tế nông nghiệp nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển gia trại, nông trại, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đời sống người nông dân, tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương.

Thay vì duy trì các mô hình canh tác truyền thống với hiệu quả thấp, người dân và các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Phú Lộc (TP. Huế) đã chủ động thay đổi theo hướng gia trại, nông trại đa dạng, tập trung vào các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương.

Sự chuyển đổi này giúp tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu rủi ro thiên tai và dịch bệnh, đồng thời tận dụng tốt hơn các điều kiện tự nhiên. Kết quả là năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể, giúp người nông dân tăng thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, các mô hình kinh tế mới còn tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất cũng giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Theo chia sẻ của một số người dân ở bản Phúc Lộc (xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) với mô hình trồng cây tràm gió, diện tích gần 1ha trồng xen trong rừng keo tỉa thưa. Đến nay, 1ha tràm gió trồng thuần chủng bình quân trên dưới 18 nghìn cây, cho sản lượng từ 1,5 đến 2kg lá/cây, với giá thành sản phẩm trên thị trường hiện nay dao động từ 4.500 đồng đến 5.000 đồng/kg lá cho nguồn thu ước tính vào khoảng 160 - 180 triệu đồng/ha/lứa, một năm có thể thu hoạch 2 lứa lá.

Cây tràm gió mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Xuân Lộc. (Ảnh: NV). 

Lãnh đạo UBND xã Xuân Lộc cho hay, với đặc điểm là xã vùng gò đồi có tổng diện tích 4.382ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm đến 3.878ha, địa phương xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng gia trại, trang trại là nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo đó, các cấp Hội Nông dân đã tập trung lãnh đạo, tuyên truyền, vận động hội viên nông dân đẩy mạnh chuyển đổi theo hướng sản xuất các cây trồng chủ lực của địa phương như rừng keo, cây dược liệu, cây ăn quả… mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Lãnh đạo Hội Nông dân (HND) huyện Phú Lộc cho biết, trên địa bàn huyện hiện có nhiều mô hình sản xuất mới cho hiệu quả kinh tế khá cao như: nuôi cá lóc nhím, cá chình trong bể xi măng, nuôi lợn lai, trồng cây dược liệu, cây dứa… có quy mô gia trại, trang trại.

Đây là thành quả sau quá trình đổi mới công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ hội viên nông dân của các cấp HND trên địa bàn huyện nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Qua đánh giá của các cấp ủy, chính quyền, các mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Do đó, Hội tiếp tục đẩy mạnh tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ hội viên thành lập các tổ hợp tác liên kết sản xuất nhằm tăng hiệu quả sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Để tạo điều kiện cho các địa phương trên toàn tỉnh phát triển nông nghiệp hiệu quả, TP.Huế ban hành Quyết định số 353/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 02 năm 2025 về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2025.

Kế hoạch nêu rõ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải phù hợp quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

UBND TP.Huế yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây tròng trên đất trồng lúa đúng quy định, có hiệu quả. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng về hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi. Báo cáo UBND tỉnh về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2025.

Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Phú Lộc nói riêng và toàn TP.Huế nói chung tiếp tục tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng đến sản xuất hiệu quả và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó tạo sinh kế và thu nhập ổn định, bền vững cho bà con nông dân.

 

 

Bích Hằng

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline