Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/05/2024 00:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 22/05/2024

Hiệu quả chuyển đổi sản xuất muối chất lượng cao

Thứ năm, 27/07/2023 13:07

TMO - Hướng đến mục tiêu phát triển nghề muối bền vững, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đầu tư áp dụng khoa học – công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong sản xuất muối. 

Ninh Thuận là tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài 105 km, đặc biệt với những điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đây cũng là vùng sản xuất muối công nghiệp quy mô lớn nhất cả nước. Nghề sản xuất muối của tỉnh tập trung chủ yếu ở các xã: Phương Hải, Tri Hải, Nhơn Hải (huyện Ninh Hải), Cà Ná, Phước Diêm, Phước Minh (huyện Thuận Nam). Toàn tỉnh hiện có 3.078 ha sản xuất muối, với 03 đơn vị hoạt động sản xuất muối công nghiệp khả năng sản xuất năm 2020 trên 380.000 tấn/năm và sản lượng muối của diêm dân đạt khoảng trên 200.000 tấn/năm. Ngoài sản phẩm muối, còn có nước ót từ quá trình làm muối có khả năng thu hồi gần 300.000 m3/năm.

Sản lượng muối hằng năm đạt cao, tuy nhiên phần lớn muối được bán dưới dạng nguyên liệu thô, sản phẩm muối chế biến chỉ dừng lại ở mức chế biến đơn giản. Nguyên nhân do trước đây đa phần bà con diêm dân chủ yếu làm muối nhỏ lẻ, thủ công bằng cách bơm nước biển vào ruộng để muối kết tinh trên nền đất, với cách làm này, hạt muối thường lẫn tạp chất, giá bán thấp và thường bị thương lái ép giá khi vào chính vụ. 

Trước những hạn chế đó, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã khuyến khích, hỗ trợ bà con diêm dân đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tập huấn kỹ thuật sản xuất muối chất lượng cao, muối sạch cho diêm dân; tạo điều kiện thuận lợi cho diêm dân vay vốn để đầu tư chuyển đổi sản xuất muối truyền thống sang áp dụng công nghệ trải bạt trên nền ô kết tinh để mang lại năng suất, chất lượng cao hơn; thành lập các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác để hỗ trợ diêm dân trong cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm muối cho diêm dân.

Theo các diêm dân tại xã Tri Hải, huyện Ninh Hải cho biết: Để làm muối trải bạt, chi phí đầu tư ban đầu ước tính khoảng 100 triệu đồng/sào. Ưu điểm là thời gian nước biển bốc hơi và hạt muối kết tinh chỉ mất khoảng 5 ngày, hạt muối kết tinh trắng đẹp và không có tạp chất, diêm dân không phải tốn công để san lấp mặt bằng ruộng hằng năm như làm muối nền đất. Tuy đầu tư trải bạt cho ruộng muối cao, nhưng bù lại giá bán và năng suất của ruộng muối có trải bạt luôn đạt cao hơn 25-35% so ruộng muối đất. Với những ưu điểm này, nên nhiều diêm dân đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, đầu tư công nghệ trải bạt, khoan giếng sử dụng nước ngầm, mở rộng diện tích sản xuất muối trải bạt.

Mô hình sản xuất muối trải bạt được nhiều địa phương tại các huyện Ninh Hải, Thuận Nam triển khai. 

Ngoài việc đầu tư công nghệ trải bạt, nhiều đơn vị đã cải tiến công nghệ sản xuất muối sạch để tăng năng suất, chất lượng muối. Một số HTX tại xã Nhơn Hải đã áp dụng công nghệ sản xuất muối sạch theo phương pháp phơi cát truyền thống cải tiến. Thực tế sản xuất cho thấy, công nghệ sản xuất đã cho sản phẩm sạch có năng suất cao hơn sản xuất muối thường 2-3 lần, đạt chất lượng muối thượng hạng theo tiêu chuẩn TCVN 3974-84, thu nhập của người làm muối tăng 2-2,5 lần, giúp nhiều hộ thành viên vươn lên thoát nghèo, sản phẩm được tiêu thụ hết.

Thực hiện Đề án phát triển ngành muối giai đoạn đến năm 2030 của Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 nâng diện tích sản xuất muối lên 3.267 ha, sản lượng đạt 550.000 tấn/năm; trong đó, diện tích sản xuất muối kết tinh trên nền trải bạt 200 ha, sản lượng đạt 150.000 tấn; sản lượng muối chế biến đạt 100.000 tấn.

Đến năm 2030, toàn tỉnh duy trì ổn định diện tích đất sản xuất muối với 3.267 ha, sản lượng đạt 650.000 tấn/năm. địa phương đang tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển diện tích sản xuất muối quy mô công nghiệp; áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, nhất là khâu thu hoạch và rửa muối sau thu hoạch, tăng năng suất sản xuất muối tối thiểu 30%, chất lượng muối ổn định; đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và tận thu sản phẩm phụ thạch cao và nước ót.

Ninh Thuận cũng đầu tư cơ giới hóa ở các đồng muối; tập huấn kỹ thuật sản xuất muối chất lượng cao, muối sạch cho diêm dân. Ảnh: NT. 

Tỉnh giao các đơn vị chuyên môn nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng bộ từ khâu cung cấp nước biển đến thu hoạch, rửa và đánh đống bảo quản muối; nghiên cứu giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin trong việc đo và xử lý số liệu về nồng độ nước biển, bức xạ nhiệt, gió trong quá trình sản xuất muối.

Nhằm thúc đẩy nghề muối phát triển vững, tỉnh Ninh Thuận chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng các cánh đồng sản xuất muối quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hóa chất, nguyên liệu cho chế biến muối tinh cao cấp. Đối với sản xuất muối thủ công sẽ tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối; hỗ trợ diêm dân vay vốn để đầu tư chuyển đổi sản xuất muối truyền thống sang áp dụng công nghệ trải bạt trên nền ô kết tinh để mang lại năng suất, chất lượng cao.

Trong định hướng phát triển, Ninh Thuận sẽ tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong sản xuất muối như: phương pháp trải bạt trên nền ô kết tinh, rửa và đánh đống bảo quản muối…để đảm bảo có sản phẩm muối sạch, chất lượng. Ninh Thuận cũng đầu tư cơ giới hóa ở các đồng muối; tập huấn kỹ thuật sản xuất muối chất lượng cao, muối sạch cho diêm dân; hỗ trợ cho diêm dân vay vốn để đầu tư chuyển đổi sản xuất muối truyền thống sang áp dụng công nghệ trải bạt trên nền ô kết tinh để mang lại năng suất, chất lượng cao hơn.

Để tạo thuận lợi cho sản xuất muối tại địa phương, Sở NN&PTNT Ninh  hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thành lập các hợp tác xã liên kết sản xuất muối với doanh nghiệp để tăng sản lượng sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu ổn định về số lượng và đồng nhất về chất lượng. Đồng thời, xây dựng các liên kết trong chế biến, truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu, tiêu thụ sản phẩm muối nhằm tạo ra chuỗi giá trị sản xuất muối bền vững.

 

 

Thu Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline