Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 10:01
Thứ sáu, 24/05/2024 14:05
TMO - Nghiên cứu của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho thấy tình trạng nguy cấp của hệ sinh thái rừng ngập mặn trên toàn thế giới.
Rừng ngập mặn bao phủ khoảng 15% bờ biển thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và sinh thái, với tác dụng lọc nước và cung cấp nơi sinh sản cho cá và các sinh vật biển khác. Ngoài việc lưu trữ khoảng 11 tỷ tấn carbon, rừng ngập mặn còn đóng vai trò là vùng đệm quan trọng bảo vệ các cộng đồng ven biển trước nguy cơ nước dâng do bão và lũ lụt.
Nghiên cứu của IUCN đánh giá 36 khu vực khác nhau cho thấy số liệu thống kê đáng báo động: 50% hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới đang bị tổn hại, ngoài ra 20% diện tích được phân loại là dễ bị tổn thương, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cực kỳ nguy cấp. Rừng ngập mặn đang bị đe dọa đáng kể do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và ô nhiễm. Theo đó, hơn 30% hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá đang gặp nguy hiểm, do biến đổi khí hậu khiến cho mực nước biển dâng cao.
Rừng ngập mặn tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang bị tổn hại nghiêm trọng.
Theo IUCN, nếu không có sự can thiệp, 25% diện tích rừng ngập mặn toàn cầu dự kiến sẽ bị nhấn chìm trong vòng 50 năm tới, đặc biệt là tại các khu vực như Tây Bắc Đại Tây Dương, Bắc Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Biển Đông và Vịnh Aden.
Để giảm thiểu những mối đe dọa này, nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực bảo tồn và chăm sóc rừng ngập mặn, giúp hệ sinh thái lành mạnh đối phó tốt hơn với mực nước biển dâng và bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi tác động của các cơn bão nghiêm trọng. Ngoài ra, IUCN cho biết việc khôi phục các khu vực rừng ngập mặn bị suy thoái và cho phép mở rộng tự nhiên vào đất liền có thể tăng cường khả năng phục hồi của chúng.
Đức Phúc
Bình luận