Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/07/2025 00:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/07/2025

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Australia gặp khó

Chủ nhật, 07/08/2022 14:08

TMO - Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, kể từ khi xảy ra dịch Covid-19 và đặc biệt là thời điểm gần đây, việc chậm thông quan hàng hóa nhập khẩu, nhất là ở khâu kiểm dịch đã trở nên trầm trọng. Theo đó, hàng hóa của Việt Nam đặc biệt là nông sản xuất khẩu sang thị trường này bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân là do hiện nay Australia đang thiếu lao động ở nhiều lĩnh vực, trong khi đó thương mại tăng trưởng và việc lây nhiễm Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp. Như vậy, không chỉ mặt hàng tôm mà các mặt hàng cần phải kiểm dịch, khi nhập khẩu vào Australia đều phải đối diện với tình trạng bị chậm trễ trong kiểm dịch, thông quan. 

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, ngay từ đầu tháng 4, trong bản tin thị trường Thương vụ đã công bố tình hình và đưa ra các khuyến nghị về một số biện pháp để giảm thiểu tác động theo đề xuất của Australia. Khi xuất khẩu mặt hàng nông, thuỷ sản nói chung vào Australia, để hạn chế sự chậm trễ trong khâu kiểm dịch, Thương vụ Việt Nam tại Australia đề xuất doanh nghiệp cần điền đầy đủ và chính xác thông tin của khách hàng để khâu đánh giá ban đầu không mất nhiều thời gian.

Thời gian qua nhiều mặt hàng nông sản trong đó có ngành hàng tôm xuất khẩu sang Australia gặp khó do chậm được kiểm dịch 

Nếu hàng hóa của doanh nghiệp sẵn sàng để kiểm dịch trong thời gian ngắn (có thể cung cấp hàng kiểm dịch trong vòng 30 phút), doanh nghiệp cần phải thể hiện yêu cầu này trong mục “option” trong yêu cầu kiểm dịch, khi đó doanh nghiệp có thể được xếp vào thứ tự ưu tiên. Trường hợp doanh nghiệp cần kiểm dịch ngoài giờ cần nêu rõ thời gian và tình trạng sẵn sàng của hàng hóa.

Đồng thời, cần thực hiện dịch vụ kiểm dịch ngoài giờ (có thể tính thêm chi phí nếu việc kiểm dịch cần tiến hành trước 6h30 sáng hoặc sau 6h30 chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu, vào cuối tuần hoặc các ngày lễ). Trường hợp cần kiểm dịch ngoài giờ cần nêu rõ thời gian và tình trạng sẵn sàng của hàng hóa, tuy nhiên theo thông tin mới Thương vụ nắm được, kể cả đăng ký trả chi phí kiểm ngoài giờ cũng khó.

Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Australia đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu tuân thủ đầy đủ các điều kiện nhập khẩu vào Australia để tranh phát sinh thêm thời gian trong điều kiện khó khăn hiện nay. Đối với hàng hóa bị ảnh hưởng bởi kiểm dịch chậm, doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu dài hạn, đàm phán với nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu cùng chia sẻ chi phí trong thời gian chờ kiểm dịch.

Với nông sản tươi theo mùa vụ, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã đề xuất nhà nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không. Đồng thời, vận động các nhà nhập khẩu ở Tây Australia, Nam Australia, nơi không bị quá tải như 2 bang New South Wales và Victoria đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa. Với các lô hàng quả tươi đến Australia, Thương vụ chủ động làm việc với nhà nhập khẩu về lịch nhập và đề xuất phối hợp, có ý kiến với cơ quan kiểm dịch.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, 6 tháng năm 2022, thương mại song phương Việt Nam và Australia đạt hơn 8 tỷ USD. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng ấn tượng hơn 33% so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều mặt hàng tăng trưởng mạnh, trong đó có mặt hàng tôm.

Hiện nay, Việt Nam và Australia có chung ít nhất 3 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

Với tiềm năng và sự bổ sung hợp lý từ cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 12 của Australia. Ngược lại, Australia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam, so với năm 2020 đã tăng hơn 1 bậc.

Tháng 11/2021, Việt Nam và Australia đã ký kết Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế, hướng tới mục tiêu đưa hai nước trở thành 10 đối tác thương mại hàng đầu và tăng gấp đôi đầu tư hai chiều của nhau. Đây là tiền đề tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác. Với tiềm năng phát triển giữa hai nước, Thương vụ Việt Nam tại Australia tin rằng triển vọng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam và Australia sẽ còn tăng trưởng tốt hơn nữa, có khả năng vượt qua dự báo 15 tỷ USD cho cả năm 2022, tiếp tục ghi nhận một kỷ lục thương mại mới cho hai nước.

 

 

Hồng Thắm 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline